Năm 2014 là năm côn trùng - diệt côn trùng
Nhện lên hàng siêu thực phẩm
>> Cam kết diệt côn trùng ve chó 100% năm 2016
>> Một chú chó đã được chúng tôi trị khỏi ve chó
>> Hình ảnh con ve chó sau khi hút máu no 2016
Mặc dù không có gì hất đổ được nguyên lý cân bằng khi nói đến một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, không có giải pháp bền vững nào gọi là “siêu tốc” để giữ dáng hay bồi bổ sức khỏe nhưng các nhà dinh dưỡng học đã “điểm mặt chỉ tên” được một số loại “siêu thực phẩm”. Đó hẳn là những cái tên nghe rất “sang” và cũng rất “Tây”, chẳng hạn táo hay sô cô la.
Nhưng bạn có bao giờ nghĩ côn trùng sâu bướm, nhộng, bọ cạp, mối... là những “siêu thực phẩm”? Nếu bạn biết sâu bướm có hàm lượng chất sắt gấp 10 lần “vua sắt” thịt bò thì chắc bạn không ngần ngại tôn nó lên hàng “siêu”. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện rằng hàng loạt loại côn trùng khác cũng “siêu” không kém: dế, nhộng, côn trùng mối, mọt, bọ cạp, nhện, cào cào, châu chấu... tất cả đều là những nguồn vitamin, khoáng chất và protein cực kỳ dồi dào, lại có thể là giải pháp chặn nạn béo phì đang làm khổ cả thế giới.
Đến đây, bạn sẽ thấy cứ để cho các loài côn trùng nhởn nhơ sinh sôi nảy nở để phá hoại mùa màng thậm chí... chích bạn thì quả là không thể lãng phí hơn.
Có thể bạn đã biết đến món nhộng xào béo ngậy mà nhiều người Việt phát nghiện, món dế rang dòn rụm nổi tiếng ở đất Thái, món nhện lông lá mọng nước khá phổ biến ở Campuchia... Nhưng nếu chỉ có thế thôi thì bạn còn biết quá ít.
1.900 loài côn trùng
Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thống kê có cả thảy 1.900 loài côn trùng có thể ăn được trên trái đất này. Nếu đem tất cả chia ra cho hơn 7 tỉ cư dân trên hành tinh thì mỗi người vẫn “sở hữu” cả thảy 40 tấn côn trùng để mà bỏ bụng! Chẳng phải vô cớ mà LHQ đi thống kê, đo đếm cho mệt sức. LHQ đã kết luận rằng côn trùng có thể là giải pháp tuyệt vời để vừa giải quyết nạn đói kém ở thế giới thứ ba, vừa giải quyết bài toán béo phì ở phần còn lại của thế giới.
Còn một lý do rất quan trọng khác: côn trùng rất “thân thiện” với môi trường, chẳng hạn sâu gạo sống khỏe trên đống vỏ trấu vứt đi, thay vì nhất nhất phải ngốn cơ man nào là ngũ cốc như các đàn gia súc, gia cầm hiện nay.
Nhưng điểm mấu chốt là bạn có dám cho vào miệng những con sâu nhung nhúc? Hẳn bạn nghĩ hầu hết cư dân hành tinh này đều lắc đầu nguầy nguậy? Có thể bạn đã lầm.
Theo dự đoán về khuynh hướng dinh dưỡng năm 2014 của BBC Good Food (thuộc hãng truyền thông BBC), “mốt” ăn côn trùng có thể bùng nổ ngay trong năm 2014 này. Sẽ còn không xa nữa, ăn côn trùng sẽ được cho là “sành điệu”. Vừa hợp thời, vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho môi trường, vừa rẻ tiền, cái ngày nhà nhà xơi côn trùng đã tới rất gần, ít nhất là theo BBC.
“Siêu” như chùm ngây
Nằm trong danh sách khuynh hướng dinh dưỡng 2014 của BBC Good Food còn có cây chùm ngây, mọc ở một số nước có khí hậu nhiệt đới. Chùm ngây có hàm lượng can xi gấp 4 lần so với sữa, vitamin C gấp 7 lần so với cam. Lá chùm ngây chứa vitamin A gấp 4 lần cà rốt, kali gấp 3 lần chuối, giàu chất sắt còn hơn bó xôi... Trái chùm ngây non được dùng trong nấu nướng giống như đậu cô ve, trong khi hạt chùm ngây già được tách ra khỏi trái, nấu hoặc rang giống như hạt dẻ. Lá chùm ngây cũng ăn được như rau, ngoài ra còn được phơi khô và xay ra thành bột.
Dù tại Việt Nam, chùm ngây mọc ở một số khu vực có khí hậu khô... nhưng có lẽ đó vẫn là một cái tên xa lạ với nhiều người. Nếu muốn tìm một cái tên quen thuộc nhất với người Việt trong danh sách của BBC Good Food thì đó hẳn là trà xanh. Chất polyphenol rất giàu trong trà xanh có tác dụng bảo vệ DNA, giúp kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, trà xanh còn giúp chống lại nhiều căn bệnh do tuổi già gây ra.
Phấn hoa cũng là một cái tên khá quen thuộc khác. Trong thành phần của phấn hoa tràn trề folic axít , chất chống dưỡng hóa và vitamin B, vốn hỗ trợ cho quá trình sản sinh năng lượng.
Cuối cùng, 2 cái tên còn lại trong danh sách siêu thực phẩm lên ngôi 2014 là golden berry, một loại quả mọng màu vàng mọc nhiều ở Colombia, Peru và cây gai dầu.