Các giai đoạn bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết gia tăng nhanh
Các giai đoạn bệnh sốt rét
Đầu tiên là giai đoạn sốt. Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam…
>> Bệnh nhân nhiễm sốt rét giảm, diệt lăng quăng giá rẻ năm 2015
Thường vào ngày thứ 3-7, bệnh sẽ bước sang giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Kèm theo có thể có các biểu hiện: thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ); tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiể 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
Biểu hiện trên là xuất huyết dưới da
Kèm theo các biểu hiện trên là xuất huyết dưới da: nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím; xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Bệnh nhân cũng có thể bị nặng khi xuất hiện xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não...
Một số trường hợp còn có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
Trong giai đoạn nguy hiểm, nếu bệnh nhân không được chẩn đoán, theo dõi sát và điều trị phù hợp theo phác đồ có thể dẫn tới sốc do thoát mạch giảm thể tích tuần hoàn hoặc do xuất huyết nặng. Hậu quả của quá trình này là suy đa tạng và tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh xuất hiện theo mùa ở miền Bắc
Bệnh xuất hiện theo mùa ở miền Bắc, xuất hiện quanh năm ở miền Trung và miền Nam, với hàng chục nghìn đến hơn trăm nghìn ca bệnh mỗi năm. Trước năm 1990, bệnh sốt xuất huyết mang tính chất chu kỳ tương đối rõ nét, với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục với cường độ và quy mô ngày một gia tăng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính mỗi năm có 50-100 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết. Con số ghi nhận tại Việt Nam cũng lên đến hàng trăm nghìn người.
Trên thế giới, bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh và trở thành dịch ở 100 quốc gia. Không chỉ số người mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng báo động. Trong khi đó, nhiều người dân còn có ít kiến thức về bệnh cũng như cách phòng chống.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành địa phương ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc các tỉnh ven biển miền Trung.
Bệnh do virus Dengue gây ra, lây truyền từ người sang người qua trung gian truyền bệnh mang virus là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus. 4 types virus sốt xuất huyết là DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. Ở Việt nam, 2 types gây bệnh chủ yếu là DEN1 và DEN2.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Việc phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân sử dụng các thuốc không được dùng như aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen có thể gây xuất huyết nặng khó cầm, toan máu nguy hiểm đến tính mạng.
Kiểm soát côn trùng trung gian
Hiện chưa có vaccin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng; tránh muỗi đốt: nằm màn, dùng hương xua muỗi, bôi kem đuổi muỗi vào các vùng da hở.
Bạn cũng nên đậy kín các dụng cụ chứa nước, thả cá vào bể nước, khơi thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi. Phụ huynh cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn; không ở nơi ẩm thấp, tối tăm để tránh muỗi đốt; dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, loại bỏ các vật chứa nước đọng, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào những chỗ nước đọng để triệt nơi sinh sản của muỗi; dùng thuốc diệt muỗi...