Bẫy diệt chuột độc đáo ở Việt Nam kiểm soát chuột
10 năm nghiên cứu về chuột
Ông Trần Quang Thiều cho biết, tất cả những bẫy chuột từ trước giờ là phải có mồi và chuột phải đi vào bẫy từ phía trước mới sập bẫy, còn nếu đi từ hai bên hay từ phía sau thì chuột vẫn thoát. Ông Thiều đã cải tiến bẫy dựa trên đặc tính của chuột là đi về cùng một đường, rất sợ mồi dính, không ăn mồi lạ để sáng tạo ra chiếc bẫy chuột.
>> Đèn diệt côn trùng muỗi PlusZap ZE 127 Inox – Vương Quốc Anh
>> Thuốc chủng ngừa bệnh viêm gan B Hepatitis B Vaccine
>> Globulin Miễn Dịch Viêm Gan B Hepatitis B Immune Globulin
Ông Trần Quang Thiều đã bỏ ra 10 năm nghiên cứu đặc tính từng loài chuột ở cả 3 miền Bắc Trung Nam. Theo tính toán của ông, hiện ở nước ta có tổng cộng 43 loài chuột, mỗi loài có thói quen hoạt động như thế nào, thức ăn, điều kiện sống ra sao... được ông thống kê thành một bảng phân loại. Để quan sát thói quen, đường đi của một loài chuột, ông Thiều phải bỏ ra khoảng hơn 1 tháng để quan sát. "Vừa rồi tôi diệt chuột ở trong rừng nguyên sinh bảo vệ sâm Ngọc Linh thì tôi chỉ cần quan sát là biết đường đi của chuột, đặt bẫy để diệt chúng", ông Thiều cho biết.
Chiếc bẫy diệt chuột hình bán nguyệt là chiếc bẫy quen thuộc với bà con nông dân ở nhiều nơi. Chỉ với chiếc bẫy nhỏ tự tạo không cần dùng mồi nhử, trong hơn 10 năm ông Thiều đã lập kỷ lục về "thành tích" diệt chuột. Theo kinh nghiệm, với loại bẫy bán nguyệt dùng mồi để diệt chuột, người đặt giỏi nhất chỉ đạt 40 cái/đêm nhưng dùng loại "bẫy diệt chuột không cần mồi của ông Thiều" có đêm đặt được 100 cái với hiệu suất cao. Chiếc bẫy có thể đặt ở bất cứ địa hình nào trên dây, cây, mặt đất, mặt nước.
Hơn 10 năm nghiên cứu, tất cả những gì quan sát được, ông Trần Quang Thiều đều ghi chép tỷ mỷ thành cuốn sách lên đến hơn một nghìn trang. Ông mô tả chi tiết các đặc tính hoạt động của chuột đực hay cái; chuột nhà hay chuột cống... cùng những thời điểm và cách đặt bẫy thích hợp để tiêu diệt chúng.
Bẫy chuột an toàn
Theo ông Trần Quang Thiều, bẫy chuột có chốt an toàn. Chốt này tránh cho người sử dụng va phải bẫy bị kẹp tay. Sau khi kéo bẫy thì phải kéo chốt an toàn. Do đó, bất cứ ai, kể cả trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng được bẫy một cách an toàn, không lo bị kẹp tay. Tập tính của con chuột khi đang chạy mà thấy vật cản là chúng sẽ quay sang tìm đường khác. Chiếc bẫy đặt sát vào tường, khi chuột chạy va vào tường, chúng sẽ chuyển hướng sang bên cạnh và bị sập bẫy.
Bẫy chuột ngoài đồng thì đặt bẫy trên đường đi của chuột. Đặt dọc theo đường đi thì chuột sẽ sập bẫy. Trường hợp đồng bị ngập, chuột bơi để cắn lúa thì lấy chiếc gậy buộc bẫy để nổi trên mặt nước. Khi chuột bơi, gặp vật nổi là chúng sẽ bám vào. Khi đó chúng sẽ sập bẫy mà không thể cắn được lúa nữa.
Bẫy chuột có 2 loại với giá bán là 9.000 đồng và 17.500 đồng. Đối với một thửa ruộng trung bình, chỉ cần bẫy 2 ngày 2 đêm là hết sạch chuột. Chỉ cần buổi tối gỡ chuột một lần, sáng hôm sau gỡ một lần. Đặt 100 chiếc bẫy thì ít nhất sẽ có 70 chiếc bắt được chuột. Để kiểm tra xem vị trí đó có còn chuột hay không, mỗi lần đặt bẫy, ông Thiều rắc một vài hạt thóc quanh đó. Khi bắt được chuột rồi mà những hạt thóc này chỉ còn vỏ trấu thì chứng tỏ vẫn còn chuột. Vậy là lại tiếp tục đặt bẫy ở những chỗ bị mất hạt thóc đó. Ngoài ra, ông còn mở công ty diệt chuột.
"2 năm nay tôi đã bán trên 17 triệu chiếc bẫy chuột. Trong hợp đồng thì chúng tôi nêu rõ nếu còn chuột chạy thì không lấy tiền. Tôi sẵn sàng tư vấn cho người dân cách diệt chuột thế nào cho hiệu quả. Việc bán những chiếc bẫy chuột là công việc kinh doanh, song tôi sẵn sàng tặng cho bất cứ người dân nào nếu có nhu cầu chống lại sự hoành hành của chuột", ông Thiều chia sẻ.