Lo ngại hóa chất diệt nấm trong gạo
Diệt mối mọt và thuốc diệt nấm
Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.
>> Người ta có tiến hành tẩm hóa chất diệt mọt, mối vào gỗ
>> Xử lý, diệt mối bằng phương pháp nhử, phun thuốc sinh học
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện có hai cách ướp thuốc diệt mối mọt và diệt nấm mà người bán hay áp dụng là trộn trực tiếp vào gạo hoặc đặt bao gạo trên lớp thuốc. Cách trộn trực tiếp thuốc vào gạo sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng nhiều hơn so với cách còn lại.
Gạo tẩm thuốc diệt côn trùng
Theo giới kinh doanh gạo, để tránh mua phải gạo có ướp thuốc diệt mối mọt và diệt nấm, ngoài tìm đơn vị kinh doanh uy tín, có nhãn mác rõ ràng, gạo được đóng bao bì, hút chân không, người tiêu dùng cần tránh mua gạo có màu đục và hạt nát nhiều.
Vì đó là gạo của loại lúa được gặt sớm, không đủ độ chín hoặc sấy chưa khô, nếu không được tẩm thuốc diệt côn trùng, chỉ một thời gian ngắn là có mọt ngay; trong khi gạo của loại lúa được gặt đúng độ chín và sấy khô, được hút chân không thì đến khoảng một năm sau mới xuất hiện mọt.
Ngoài ra, tình trạng ướp hương liệu trên gạo để thu hút người tiêu dùng hiện nay cũng rất phổ biến. Theo ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn, cách nhận biết gạo ướp hương liệu không khó. Vì nếu ướp hương liệu thì gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm hoặc chỉ thơm trong vài ngày đầu mua về.