Phòng bệnh dịch sốt xuất huyết vào mùa “cao điểm”.
Theo các số liệu thống kê của ngành y tế, SXH đã vào mùa cùng với thời điểm mùa mưa tại phía Nam. Dự báo bệnh ngay từ tháng 5 của các bác sĩ BV Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh SXH đã bắt đầu tăng nhẹ theo chu kỳ và đã có ca bệnh sốc SXH nặng ở trẻ nhũ nhi ngay khi bước vào tháng 6. Đó là trường hợp của bé L. N. H. nhũ nhi, 11 tháng tuổi, nam, ngụ ở Bến Tre nhập viện trong tình trạng sốc da nổi bông. Bé nhập viện trong tình trạng bứt rứt, quấy khóc, da nổi bông tím, huyết áp không đo được, rối loạn hô hấp, tổn thương gan, rối loạn đông máu nặng... các BS đã tiến hành điều trị chống sốc tích cực với dung dịch điện giải sau đó đổi sang dung dịch cao phân tử và cho bé thở áp lực dương liên tục và đặt nội khí quản thở máy, thuốc vận mạch, truyền huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh và tiểu cầu đậm đặc... Phải sau hơn một tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi mới cải thiện dần, được cai thở oxy.
Không chỉ riêng ca bệnh trên, hiện các cơ sở y tế vẫn đang tiếp tục điều trị cho nhiều ca bệnh SXH nặng độ III, độ 4 bởi nhiều người chủ quan phát hiện trễ, đưa trẻ đến nhập viện muộn. do vậy, các bác sĩ khuyến cáo nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống thì phải sớm đưa trẻ nhập viện để điều trị. Các chuyên gia y tế cảnh báo, số lượng bệnh nhân SXH và SXH thể nặng sẽ còn gia tăng bởi hiện nay, trên cả nước đã có trên 14.000 ca mắc SXH (10 ca tử vong), nhất là tại các khu vực miền Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên), TP.HCM, các tỉnh khu vực ĐB SCL vẫn có số ca mắc rất cao. Tại thời điểm đầu tháng 7, mỗi ngày BV Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 tiếp nhận trên 50 ca bệnh nhập viện và khoảng trên 150 bệnh nhi điều trị nội trú vì bệnh SXH. Riêng TPHCM, trong tuần đầu tháng 7 ghi nhận 138 ca SXH nhập viện tăng 20 ca (17%) so với số ca nhập viện tuần trước và dự báo sẽ có thế tiếp tục tăng cao.
Ông Nguyễn Thành Phước – Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị - nhãn hàng JUMBO hướng dẫn các lợi ích chính của các dòng sản phẩm JUMBO diệt côn trùng và muỗi gây hại.
Thông điệp từ ngành y tế
Theo các bác sĩ, SXH là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi Dengue gây ra, có 4 type D1, D2, D3, D4 lây truyền do loài muỗi vằn có tên là Aedes aegypti . “Xác định” được rõ thủ phạm truyền bệnh SXH từ người bệnh sang người lành nên từ lâu, ngành y tế đã có thông điệp “Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết”. Như vậy nếu không có muỗi thì không có lây truyền.
Bệnh chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có thuốc ngừa nên biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng ngừa muỗi chích
Chương trình thu hút sự quan tâm của hơn 10.000 khách tham dự về phòng ngừa và xử trí bệnh Sốt xuất huyết.
Đồng hành với thông điệp của ngành y tế và trước diễn biến phức tạp của bệnh SXH, nhãn hàng JUMBO của Công ty TNHH FUMAKIILA VIỆT NAM đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức chuỗi 20 hội thảo về “Phòng ngừa và xử trí bệnh SXH” (năm thứ 3 liên tiếp) tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trong cả nước, thu hút sự quan tâm của hơn 10.000 khách tham dự. Tại chuỗi hội thảo, các Bác sĩ chuyên khoa về bệnh SXH cùng Ông Nguyễn Thành Phước – Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị - nhãn hàng JUMBO đã giải đáp, cung cấp cho người dân những kiến thức cụ thể về bệnh, cách phòng bệnh SXH hiệu quả. Một giải pháp “tối ưu” là sử dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như ngủ mùng, tiêu diệt muỗi bằng nhang trừ muỗi, thuốc xông đuổi muỗi, bình xịt diệt côn trùng hoặc kem thoa chống muỗi cho trẻ em.v.v…
Bình xịt côn trùng JUMBO với công thức cải tiến đột phá, tiêu diệt côn trùng gây hại như Muỗi, Gián, Kiến trong tích tắc. Sản phẩm có 3 mùi hương Chanh, Lavender và Lily thơm ngát tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Bình xịt diệt côn trùng JUMBO H2O tiên phong trong công nghệ sử dụng nước, công nghệ từ Nhật Bản lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, thân thiện với cây trồng và môi trường.