Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Bọ chét, thủ phạm gây bệnh dịch hạch, diệt bọ chét giá rẻ

Khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng ( Bộ Y tế) về phòng ngừa bệnh dịch hạch:

  1. Bảo thực phẩm ăn, uống phải được che, đậy an toàn..., tránh để chuột tiếp xúc;
  2. Thường xuyên vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp vị trí cũng như cấu trúc nhà ở và kho tàng hợp lý tránh chuột chui rúc và làm tổ;
  3. Thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét, phá huỷ nơi sinh sản của chuột;
  4. Khi thấy nhiều chuột chết bất thường phải khai báo ngay cho cơ quan y tế nơi gần nhất; không diệt chuột khi đang xảy ra dịch ở chuột và ở người;
  5. Khi có các biểu hiện nghi dịch hạch ( sốt, nổi hạch…) phải đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị kịp thời;
  6. Ở những địa phương có dịch hạch lưu hành và những vùng có nguy cơ phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ học dịch hạch để chủ động phòng chống bệnh dịch;
  7. Phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta.

Lịch sử bọ chét gây bệnh dịch hạch

Xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1898 kéo dài đến năm 2002, sau 12 năm vắng bóng thời điểm này bệnh dịch hạch được các chuyên gia lo ngại có thể quay trở lại.

Trước đây, nước ta từng lưu hành dịch nhưng 12 năm nay không xuất hiện. Tuy nhiên với điều kiện sinh cảnh, môi trường, vật chủ rất thuận lợi cho bùng phát và lan truyền bệnh dịch hạch.
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng giải thích thêm nước ta từng lưu hành dịch tương đối nặng, từ những năm đầu thế kỷ 19 đến năm 2002 dịch mới được dập tắt.

Dịch hạch trên các loài động vật hoang dã Trung Quốc

Ngại là nước láng giềng Trung Quốc với chiều dài đường biên giới lên tới 1.300 km vẫn tồn tại các ổ dịch hạch trên các loài động vật hoang dã.

Vân Nam, tỉnh sát biên giới phía Bắc nước ta từng ghi nhận ca bệnh vào các năm 1990-1999 và gần đây nhất ngày 7/7 tỉnh Cam Túc cũng xuất hiện một ca bệnh dịch hạch thể phổi trên người.
ng Đoàn Văn Chung, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lo ngại, hầu như các bác sĩ đều quên về biểu hiện lâm sàng: “Bản thân chúng tôi từng chống dịch gặp nhiều nhưng giờ đọc lại như mới”.

Vì thế, ông đề nghị Bộ Y tế xây dựng phác đồ điều trị mới, cập nhật thuốc điều trị; tiến hành tập huấn lại cho nhân viên y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Long, đề nghị hệ thống giám sát tập trung quyết liệt, đặc biệt là các tỉnh thành có nguy cơ xâm nhập, có cảng biển như Đà Nẵng, Hải Phòng...; có sân bay; cửa khẩu đường bộ; trọng tâm lưu ý vào đường thủy.

Họp các tỉnh thành bệnh dịch hạch

Thứ trưởng cũng yêu cầu các tỉnh thành, các đơn vị tăng cường giám sát dịch hạch trên chuột, bọt chét, người; tập trung vào khu vực Tây Nguyên, nơi có ổ dịch hạch cuối cùng. Nếu có hiện tượng chuột tự nhiên chết nhiều thì cần phải giám sát ngay xem chết vì nguyên nhân gì.

“Chúng ta hết sức cảnh giác với dịch hạch xâm nhập vào nước ta, đừng nghĩ dịch bùng phát ở Madagascar thì khó xâm nhập vào. Trung bình 30% số tàu có chuột- con số rất lớn. Nếu dịch xâm nhập vào thì với quần thể cảm nhiễm lớn như nước ta là điều rất nguy hiểm”, thứ trưởng Long nhấn mạnh.

Chiều 2/12, Bộ Y tế họp ban chỉ đạo phòng chống dịch với sự tham gia của đại diện ngành giao thông, nông nghiệp, công an... Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A, tối nguy hiểm.

Dịch hạch có thể theo chuột và bọ chét mang vi khuẩn từ Trung Quốc

Theo Tiến sĩ Trần Đắc Phu, dịch hạch có thể theo chuột và bọ chét mang vi khuẩn từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam như đã xâm nhập vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tại nước ta, dịch được ghi nhận lần đầu vào năm 1989 ở Nha Trang do tàu, thuyền từ Hồng Kông mang vào.

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn.

Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét. Bệnh dịch hạch ở người gồm có các thể: Thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch. Bệnh dịch hạch biểu hiện triệu chứng đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sau đó toàn phát với các triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?