Vận chuyển vật liệu nổ và hóa chất công nghiệp năm 2015
Thông tư (tt)
III. VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM
1. Giấy phép vận chuyển
Các loại vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất công nghiệp nguy hiểm chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng, nhãn mác và chất liệu bao bì chứa đựng đúng theo yêu cầu đối với từng loại hàng và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển.
>> Vận chuyển vật liệu nổ và hóa chất công nghiệp năm 2015
Vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển sau khi được cơ quan Công an phòng cháy chữa cháy cấp giấy phép.
Đơn vị vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải tiến hành xin giấy phép khi vận chuyển với khối lượng sau:
- a) Hóa chất công nghiệp nguy hiểm dạng rắn và lỏng thuộc mức đóng gói I, mức rất nguy hiểm, từ 01 kilôgam trở lên.
- b) Hóa chất công nghiệp nguy hiểm dạng rắn và lỏng thuộc mức đóng gói II, mức nguy hiểm, từ 50 kg trở lên.
- c) Hóa chất công nghiệp nguy hiểm dạng rắn và lỏng thuộc mức đóng gói III, mức nguy hiểm thấp, từ 500 kg trở lên.
- d) Hóa chất công nghiệp nguy hiểm dạng khí.
Các loại giấy phép vận chuyển và cơ quan cấp giấy phép vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ.
2. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm
a) Việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải tuân thủ các quy định của TCVN 4586:1997 - Vật liệu nổ công nghiệp, yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng.
b) Khi vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm cần mang theo các tài liệu sau:
- Giấy phép vận chuyển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Thẻ an toàn lao động của lái xe, áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Tài liệu an toàn hóa chất;
- Tên người, số điện thoại phía chủ hàng khi cần liên hệ khẩn cấp;
- Các giấy tờ cần thiết đối với người điều khiển phương tiện vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
c) Điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm.
- Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hóa chất nguy hiểm;
- Xe vận chuyển hóa chất phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;
- Bên vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu về người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hóa chất nguy hiểm quy định tại TCVN 5507:2002;
- Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với hóa chất công nghiệp nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng chữa cháy quy định;
- Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía còn thừa ra ít nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;
- Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;
- Điện áp trong hệ thống của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 24V.
- Phương tiện vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như đối với phương tiện vận chuyển khác trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.
d) Áp tải hóa chất nguy hiểm
Khi vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm nhất thiết phải có người áp tải. Người áp tải phải được huấn luyện để biết rõ tính chất hóa lý của hóa chất đang vận chuyển, biện pháp phòng ngừa và các giải quyết các sự cố cháy, nổ, lan tỏa độc trong trường hợp xảy ra sự cố. Khi thực hiện nhiệm vụ, người áp tải phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy định hiện hành của Nhà nước.
đ) Người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ quy định về hành trình vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện vận chuyển và mức chất/xếp tải trên phương tiện được ghi trên giấy phép. Trong quá trình vận chuyển không được tùy tiện chuyển hóa chất nguy hiểm sang phương tiện khác nếu không được sự đồng ý của cơ quan đã cấp phép vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm đó.
e) Người điều khiển phương tiện vận chuyển các hóa chất công nghiệp nguy hiểm là các chất dễ tự bốc cháy khi đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện, thì phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công các công trình đó.
3. Xếp dỡ vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm
Việc xếp dỡ vật liệu nổ công nghiệp phải tuân thủ các quy định tại TCVN 4586:1997.
Việc xếp dỡ hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải do những công nhân đã được huấn luyện và kiểm tra kiến thức về tiếp xúc, làm việc với hóa chất nguy hiểm thực hiện. Khi làm việc phải tuân theo các điều kiện quy định tại TCVN 5507:2002 - hóa chất nguy hiểm, quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển và các điều kiện liên quan khác được quy định tại TCVN 3147-90 - Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ.
4. Trường hợp khẩn cấp
Khi có sự cố trên đường vận chuyển, nơi bốc dỡ như cháy, nổ, đổ vỡ hoặc các sự cố khác, nhân viên áp tải hoặc những người của bên vận chuyển hóa chất công nghiệp có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan đã cấp phép vận chuyển và Sở Công nghiệp tại địa phương về tình hình sự cố và các thông tin được ghi trong tài liệu an toàn hóa chất của loại hóa chất công nghiệp nguy hiểm được vận chuyển.
Khi có sự cố về phương tiện, bắt buộc phải chuyển tải hóa chất công nghiệp nguy hiểm sang phương tiện khác, bên vận chuyển phải xin phép cơ quan cấp phép vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm tại địa phương và thực hiện việc chuyển tải dưới sự giám sát của cơ quan này.
Liên hệ diệt côn trùng
CÔNG TY DIỆT TRỪ MỐI - CÔN TRÙNG T&C
ĐC: 155/9A12 Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TPHCM
VP tại Bình Dương: 100 Hoàng Hoa Thám, P. Hiệp Thành, Tp. TDM, Bình Dương
ĐT: (08) 668 57668 - Fax: (08) 3719.3397 - Hotline: 0986.018.930
Email: [email protected] - Website:vndietcontrung.com