Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Nuôi tôm chân trắng Nam Mỹ với cá Rô phi năm 2015

Mấy năm gần đây, diện tích nuôi tôm chân trắng Nam Mỹ (Penaeus vannamei) không ngừng gia tăng, khiến diện tích nuôi cá dần dần giảm xuống. Để ổn định và phát triển nghề nuôi cá rô phi, năm 2006, đã tiến hành nuôi ghép cá rô phi với tôm chân trắng Nam Mỹ ở trong ao, cho hiệu quả kinh tế cao.

Từ kết quả nuôi có thể rút ra nhận xét: nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm chân trắng Nam Mỹ làm tăng khả năng “cạnh tranh” giữa hai loài, hơn nữa, chấm dứt được tình trạng lan truyền dịch bệnh ở tôm, tạo ra các sản phẩm thủy sản có chất lượng tốt và đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời mở ra một con đường mới cho nghề nuôi cá rô phi.

1. Chuẩn bị ao nuôi

Vị trí ao ở ven biển với tổng diện tích là 120 mẫu (1 mẫu = 666 m2), xung quanh không có nguồn ô nhiễm, nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt, nước trong, sạch, nước được dẫn vào và tháo ra tiện lợi. Mỗi ao có diện tích từ 6 - 10 mẫu, đa số các ao có hướng Đông Tây, mực nước trong ao từ 1,5 đến 2m.

2. Công việc chuẩn bị trước khi nuôi

Tiến hành các công việc sửa sang lại ao, vét bùn đọng, làm sạch ao. 20 ngày trước khi thả giống, dùng 150 kg/mẫu vôi sống, hòa thành nước vôi, rải khắp ao để khử trùng, tiêu diệt sinh vật có hại, sinh vật gây bệnh và vật chủ trung gian mang mầm bệnh. Trước khi thả nuôi 10 ngày, dẫn nước vào, nước phải được lọc qua lưới có kích cỡ mắt lưới từ 0,3 - 0,4 mm, dẫn nước cho tới khi mực nước cao khoảng 50 cm.

3. Thả con giống

Ngày 20 tháng 4, thả giống tôm chân trắng Nam Mỹ với mật độ thả là 43 nghìn con/mẫu. Khi tôm đạt 3 cm, ngày 10 tháng 5, thả giống cá rô phi có kích cỡ là 40 con/kg, với mật độ thả là 280 con/mẫu.

4. Quản lý trong thời gian nuôi

Cho ăn

Căn cứ vào tập tính bắt mồi của tôm chân trắng Nam Mỹ và cá rô phi, áp dụng phương thức chỉ cho ăn vào lúc sáng và tối, tức là cho tôm chân trắng Nam Mỹ ăn vào lúc trước khi trời sáng và sau khi trời đã tối, ban ngày không cho ăn. Thức ăn được thả ở chỗ bãi nông xung quanh ao, lượng cho ăn nhiều hơn một ít so với lượng thức ăn chỉ chuyên nuôi tôm chân trắng Nam Mỹ, thức ăn do tôm chân trắng Nam Mỹ ăn còn thừa lại thì được cá rô phi tận dụng nốt.

Quản lý nước

Kịp thời cấp nước, thay nước mới. Nói chung, giai đoạn đầu khi nuôi phải thường xuyên thay nước để đảm bảo chất lượng nước, đến khi tôm chân trắng Nam Mỹ đạt tới 8 cm thì căn cứ vào tình hình chất nước để quyết định thời điểm thay nước, lượng nước thay mỗi lần không quá 20 cm, định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh vật để điều chỉnh chất nước, nói chung cứ cách 20 ngày dùng 1 lần. Kịp thời sử dụng máy sục khí để làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan, phòng ngừa hiện tượng tôm nổi đầu.

Quản lý hàng ngày

Hàng ngày, cần sớm - tối tuần tra ao, quan sát chất nước, theo dõi tình hình hoạt động và kiếm mồi của tôm, kịp thời phòng trị bệnh, đặc biệt là phải làm tốt công tác ghi chép.

5. Kết quả nuôi

Hạ tuần tháng 8 bắt đầu thu hoạch tôm, căn cứ vào sự khác nhau về tập tính của tôm chân trắng Nam Mỹcá rô phi, căn cứ vào đặc điểm hoạt động khác nhau của chúng, quyết định tiến hành thu hoạch tôm vào buổi tối, thời điểm thu hoạch là sau 8 giờ tối, vì lúc này cá rô phi đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, còn tôm chân trắng Nam Mỹ thì ở trong trạng thái hoạt động mãnh liệt. Vì thế, tôm chân trắng Nam Mỹ bơi vào lồng nhiều, còn cá rô phi vào lồng cực kỳ ít.

Sản lượng thu hoạch tôm chân trắng Nam Mỹ trung bình là 360 kg/mẫu, sản lượng cá rô phi trung bình là 134 kg/mẫu.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?