Loài kiến rất hiếm khi thở khí ra để tránh thoát hơi nước
Loài kiến rất hiếm khi thở
Các nhà khoa học thuộc Đại học Utah (Mỹ) vừa công bố một kết quả nghiên cứu về cơ chế giữ nước độc đáo ở loài kiến. John Lighton, trưởng nhóm cho biết loài kiến rất hiếm khi thở khí ra để tránh thoát hơi nước.
>> Vai trò của chất cồn đối với đời sống tình dục của ruồi ăn quả
>> Các nhà khoa học còn tiết lộ quá trình tìm kiếm bạn tình của loài muỗi
Giống như nhiều loài côn trùng khác, họ hàng nhà kiến không được ban tặng những lá phổi để lọc khí. Thay vào đó, chúng nhận khí O2 và thải khí CO2 nhờ những lỗ thở. Những lỗ thở này được tiếp nối với các khí quản nằm rải rác trên khắp thân kiến.
Cơ thể chúng hấp thụ ngay O2
John đã dùng chiếc máy phân tích CO2 để kiểm tra lượng khí rất nhỏ thoát ra từ các lỗ thở. Ông nhận thấy rằng trong vài phút loài kiến chỉ hít vào mà không thở ra. Mỗi lần nhập khí vào khí quản, cơ thể chúng hấp thụ ngay O2, còn khí CO2 thì được tích tụ dưới các mô cơ và máu. Sau đó các lỗ thở lại mở ra để tiếp nhận thêm khí vào.
Sau khoảng 5-20 phút, các cơ xung quanh những lỗ thở này đầy khí CO2 và tự động duỗi ra, kéo theo việc mở rộng các lỗ khí cho CO2 thoát ra ngoài. Lighton nhận xét: "Nếu chúng không có cách nín thở tuyệt vời như thế, chúng sẽ nhanh chóng mất nước và chết".