Nữ anh hùng của ngành côn trùng học
Thế kỷ 17, thời điểm sự xuất hiện của phụ nữ trong các ngành khoa học là chuyện không tưởng, nhà tự nhiên học, họa sĩ vẽ tranh minh họa người Đức, Maria Sibylla Merian(1647-1717) đã khiến giới khoa học nước này sửng sốt khi dấn thân vào con đường vốn được mặc định chỉ dành cho nam giới.
Cùng với một người thợ săn có tên gọi Mary Annin, Maria Sibylla Merian đã thu gom trứng và các hóa thạch của các loài cổ sinh vật học. Bà còn sinh động hóa chúng thành các bản vẽ minh họa công phu, rõ ràng, chi tiết, cụ thể và hấp dẫn – một tài liệu quý cho ngành côn trùng học nhiều thập kỷ qua. Mới đây, một triển lãm các bản vẽ của bà cũng đã được tổ chức tại Getty Museum, cho công chúng một hình dung rõ nét về các biến thái của loài bướm cũng như cách nhà khoa học, nhà nghệ sĩ tận tâm đã đặt nền móng cho ngành côn trùng học hiện đại
Những bản khắc trên đồng tuyệt đẹp mà nhà khoa học can đảm minh họa các giai đoạn của các loài côn trùng của Maria Sibylla Merian
Maria Sibylla Merian vốn nuôi và nhân giống côn trùng nhưng rồi một dịp được diện kiến bộ sự tập bướm từ Guiana, một thuộc địa của Hà Lan, ngày nay là Surinam, bà đã bị vòng đời của các loài bướm và sâu bướm cuốn hút. Bà bắt tay vào kế hoạch nghiên cứu loài côn trùng sống ở vùng nhiệt đới. Năm 1699, cùng với con gái Dorothea, nhà khoa học đi thuyền tới Nam Mỹ, bắt đầu chuyến du khảo phục vụ dự án nghiên cứu côn trùng, một cuộc thám của hai người phụ nữ mà chưa từng có tiền lệ ở thời điểm đó.
Maria Sibylla Merian đã mất tới 6 năm để phân loại và đánh giá các mẫu vật từ các chuyến đi. Cuối cùng, vào năm 1705, bà công bố kết quả nghiên cứu của mình – cuốn sách Metamorphosis Insectorum Surinamensium (còn gọi là Insects of Surinam) bằng cả tiếng Anh và tiếng Hà Lan, một nghiên cứu được đánh giá là một “kiệt tác” đời đầu xoay chuyển tương lai của ngành côn trùng học. Ấn tượng hơn cả là 60 bản khắc trên đồng tuyệt đẹp mà nhà khoa học can đảm minh họa các giai đoạn của các loài côn trùng, bao gồm bướm, sâu bướm bà đã bắt gặp trên các chuyến thám hiểm của mình. Cuốn sách đã trở thành một cửa sổ thần kỳ để người châu Âu hiện đại nhìn vào một thế giới trước nay họ vẫn còn mơ hồ, một diễn giải khoa học logic trên hình thức nghệ thuật văn minh, một dạng sách khoa học minh họa dễ hiểu và đầy hữu ích.
Maria Sibylla Merian - Một tác phẩm của điêu khắc gia Marcus Ravenswaaij được trưng bày ở Hà Lan
Dự án của Maria Sibylla Merian được đánh giá ngang tầm với những pho tri thức cổ điển vĩ đại như đồ họa thông tin, lịch sử nhạc jazz, truyện cổ Grimm, menu design… Sau này, cuốn sách của bà đã được in lại dưới tên gọi Insects of Surinam. Bên cạnh các bản khắc tươi sáng là những bình luận của nhà tự nhiên học.
Thành tựu khoa học độc đáo của Maria Sibylla Merian dù đã xuất hiện từ mấy thế kỷ trước nhưng tới nay vẫn được công chúng yêu tìm hiểu khoa học tự nhiên ưa chuộng. Thẫm mỹ tinh tế của nhà tự nhiên học, đồng thời là một họa sĩ tài năng vẫn còn giá trị cho tới ngày nay.
Người phụ nữ ý chí quên mình vì đam mê
Bắt đầu với việc quan sát các mẫu vật côn trùng từ khu vườn nhỏ của mình rồi mở rộng biên độ nghiên cứu của mình bằng chuyến đi mạo hiểm tới Surinam, Maria Sibylla Merian đã cho thấy niềm đam mê bất chấp cái nhìn của dư luận cũng như kết cục cuối cùng. Bà được ngưỡng mộ không chỉ vì các thành tựu trong nghiên cứu côn trùng học mà hơn cả là ý chí quên mình nỗ lực vì những gì mình đam mê, tin tưởng.