Khái quát về loài mối
Mối là côn trùng đa hình thái, mỗi một tổ mối tự hình thành một quần thể, đầu tiên là từ một đôi mối cánh (sau này gọi là mối vua và mối chúa nguyên thuỷ) chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng, sau đó nở thành mối non, từ mối non sau phân hoá thành hai loại hình lớn là loại hình sinh sản và loại hình không sinh sản. ở hai loại hình này có thể phân chia thành nhiều đẳng cấp.
* Loại hình sinh sản hay còn gọi là mối sinh sản:
Đối với loại hình này thân hình tương đối lớn, nhất là mối chúa có phần bụng cực kỳ to, cơ thể chúng có cơ quan sinh sản phát dục hoàn chỉnh, nên trong quần thể mối chúa có chức năng giao phối và đẻ trứng, về nguồn gốc và hình thái trong loại hình này không giống nhau có thể chia thành 3 đẳng cấp như sau:
- Mối vua và mối chúa nguyên thuỷ:
+ Mối cánh trưởng thành sau khi bay giao hoan, rụng cánh ghép đôi giao phối và sinh sản gọi là mối vua mối chúa nguyên thuỷ (đầu tiên). Về hình thái có màu thẫm hơn, rắn chắc hơn, có mắt kép và mắt đơn phát triển một đặc điểm để nhận biết là mặt lưng của ngực giữa và ngực sau còn giữ lại hai đôi vảy cánh chúng có sức sinh sản lớn, mối vua có chức năng thụ tinh, mối chúa sinh sản.
+ Mối vua mối chúa bổ xung cánh ngắn: Loại hình này có thể không phải là đẳng cấp phổ biến tồn tại. Về hình thái thì màu sắc của thân hơi nhạt và mềm hơn, có mắt kép và có đặc điểm để nhận biết là ngực giữa và ngực sau có hai đôi cánh nhỏ, ngắn giống như cánh con cào cào còn non, sức sinh sản yếu hơn mối vua, mối chúa nguyên thuỷ. Mối vua mối chúa cánh ngắn thường xuất hiện khi mối vua và mối chúa nguyên thuỷ chết, nhưng cũng có khi tồn tại đồng thời.
+ Mối vua và mối chúa không cánh: Loại hình này tồn tại không phổ biến, ít thấy, về hình thái thì màu mắc thân thể nhạt thường là màu vàng có khi là màu trắng, cơ thể mềm, không có cánh và mắt kép. Một đặc điểm nổi bật của mối vua và mối chúa không cánh là không bao giờ bay ra khỏi tổ vì không có cánh đầy đủ và không có cánh để bay giao hoan phân đàn. Loại hình này thường xuất hiện khi mối vua và mối chúa nguyên thuỷ chết.
Lượng trứng do mối chúa đẻ ngày càng tăng theo tuổi của chúng. Khi mối chúa đạt đến tuổi sinh sản khoảng từ năm thứ 10 trở đi thì lượng trứng đẻ mỗi vụ trở lên kỷ lục, khiến người ta có thể ví mối chúa như cái “máy sản xuất trứng”. Chẳng hạn như mối chúa Nasutitermes Surinamensis kích thước 24x8mm đẻ 2983 trứng trong 18 giờ. Mối chúa Bellicostitermes đẻ 3.600 trứng trong 24 giờ.
* Loại hình không sinh sản:
- Mối lính: hầu hết chủng loại mối đều có mối lính. Mối lính có chức năng bảo vệ quần thể mối. Do chuyển hoá bộ phận miệng hàm trên rất phát triển dùng để bảo vệ nên mối lính mất đi chức năng tự lấy thức ăn cho mình, để tồn tại mối thợ phải mớm thức ăn cho mối lính.
- Mối thợ: Mối thợ là đẳng cấp chiếm đông nhất trong loại hình không sinh sản của quần thể mối. Mối thợ chia ra làm mối đực và mối cái nhưng cơ quan sinh sản phát dục không hoàn chỉnh, do vậy chúng không đẻ được. Mối thợ đảm nhận nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây tổ, làm đường mui, mớn thức ăn cho mối vua, mối chúa, mối lính, chăm sóc mối non, vận chuyển trứng mối để duy trì sinh sống của quần thể mối.
* Thời kỳ bay giao hoan phân đàn:
Hiện tượng bay giao hoan phân đàn (vũ hoá) là một đặc tính sinh học của mối, qua đó mà mối duy trì được nòi giống và phát triển. Mối bay giao hoan phân đàn từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thời gian bay giao hoan sớm hay muộn tuỳ thuộc từng loài mối và khí hậu cụ thể hàng năm mà thay đổi, nhưng thời gian bay giao hoan phân đàn tập trung vào tháng 4,5,6 và 7.
Mối non cánh ngắn và mối cánh ngắn sau khi hoàn thành lần lột xác cuối cùng thì thành mối cánh trưởng thành. Mối cánh trưởng thành còn lưu lại trong quần thể nó đang sống một thời gian đợi đến khi ngoại cảnh thích nghi nó mới bay ra ngoài. Hiện tượng này gọi là phân đàn, bay giao hoan.
Sau một tuần lễ ghép đôi, giao phối rồi đẻ trứng, năng lực đẻ trứng tuỳ theo loài, nhưng nói chung lúc đầu đẻ ít sau đẻ nhiều. Lúc này mối cánh trưởng thành rụng cánh đực gọi là mối vua, còn mối cánh trưởng thành cái đuợc gọi là mối chúa, phần bụng dài ra và to ra.
Tuổi thọ của các cá thể mối và quần thể mối cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, mối thợ tuổi thọ trung bình 2-3 năm. Còn mối vua mối chúa có loài sống đến 25 năm.
* Tổ mối
- Mối sống trong gỗ: Loại tổ mối này thường làm trong gỗ hoặc trong cành cây khô không liên hệ với đất.
- Mối sống trong đất: Chúng thường dựa vào đất để làm tổ, thường ở gần phần rễ của cây hoặc trong cột gỗ chôn trong đất, tổ của nhóm mối này thường chìm trong đất hoặc nửa nổi nửa chìm trong đất.
- Mối sống trong gỗ và đất: Tổ được xây dựng trong gỗ nhưng vẫn có đường giao thông nối với đất để lấy nước.
* Thức ăn của mối:
Thức ăn của mối chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật, các loại nấm được cấy trong tổ. Quá trình dinh dưỡng của mối diễn ra như sau: Thức ăn do mối thợ nuốt vào trong cơ thể sau đó mối thợ đem thể dịch thức ăn đã được tiêu hoá hoặc tiêu hoá một phần trong cơ thể ựa ra đường miệng hoặc bài tiết ra đường hậu môn để bón cho mối vua, mối lính, mối non, mà bản thân chúng cũng không lấy được thức ăn giữa nhứng mối thợ cũng bón cho nhau bằng miệng. Quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra như vậy là nhờ trong ruột mối có những vi sinh vật cộng sinh và những vi sinh vật này có khả năng phân huỷ Xenlulo thành monoacarit là sản phẩm mà mối có thể hấp thụ được. Tập quán của chúng là liếm và ăn phân lẫn nhau nên vi sinh vật cộng sinh cũng chuyển từ ruột con mối này sang ruột con mối khác. Trong trường hợp những con mối thợ nuốt phải chất độc chúng lại ựa ra bón cho nhau và liếm, ăn phân của nhau chúng sẽ bị chúng độc lây truyền mà chết. Nghiên cứu này đã được vận dụng để diệt mối nhà phá hoại công trình xây dựng đã đem lại kết quả rất tốt.