Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Lão nông chế tạo bẫy diệt ruồi, diệt ruồi chợ Thủ Đức

Tiêu diệt hàng chục ngàn con ruồi

Với niềm đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật, lão nông Mai Văn Cúc (65 tuổi, ngụ ấp 5, ấp Minh Lập, H.Chơn Thành, Bình Phước) đã cho ra đời chiếc bẫy có khả năng tiêu diệt hàng chục ngàn con ruồi, nhặng/ngày.

>> Hướng dẩn sử dụng các chế phẩm diệt côn trùng như bình xịt muỗi, gián

Ông Cúc cho biết: “Ở địa bàn này, cách đây gần 1 km có trang trại chăn nuôi lớn, với lại ở thôn quê rừng cao su rậm rạm là điều kiện thuận lợi để ruồi nhặng phát triển. Khi vào mùa mưa hoặc nắng nóng thì ruồi, nhặng hoành hành. Tệ hại nhất là ruồi nhặng bám đầy nhà, đậu vào các vật dụng sinh hoạt, rất mất vệ sinh. Trẻ nhỏ và người già do sức đề kháng yếu nên thường mắc các bệnh tiêu chảy, hô hấp. Nên tôi nghĩ cần có một biện pháp để xử lý chúng”

Chiếc bẫy ruồi hoàn thành

Với ý nghĩ đó nên cuối năm 2012, ông bắt tay vào việc nghiên cứu và sau hơn 2 tuần thì chiếc bẫy ruồi hoàn thành. Chiếc bẫy cũng đơn giản, nhìn giống như cái hộp hình vuông được ghép bởi những tấm kính (mỗi miếng rộng 20cm và dài 40 cm), trên đỉnh có hình chóp. Thấy tôi tỏ ra băn khoăn về công dụng, ông cười nói: “Đơn giản vậy chứ diệt ruồi hiệu quả lắm đấy. Mỗi ngày có thể diệt cả hàng chục ngàn con ruồi. Giờ ruồi, nhặng ở khu này hầu như đã giảm đi rất nhiều”.

Theo ông Cúc, phía trên thì khép kín, còn phía dưới chừa lỗ hổng, được gắn bốn chân ở bốn góc. Chiếc bẫy được thiết kế theo hai tầng khi ruồi nhặng đã bay vào có thể thoát ra khỏi tầng một nhưng khó thoát ra khỏi tầng thứ hai. “Theo nguyên lý bay của con ruồi, nhặng là nó chỉ có thể bay lên hoặc bay ngang, chứ không thể bay xuống được. Do đó, chúng bay lanh quanh va chạm với thành kính của chiếc bẫy, mỏi cánh rồi tự rớt xuống nước chết. Nếu dùng bẫy dính bằng keo thì chỉ có thể bắt được loại ruồi đen, nhưng đối với loại bẫy này thì bắt được đủ loại”, ông Cúc lý giải.

Giá chiếc bẫy ruồi

Cũng theo ông Cúc, chiếc bẫy này chỉ tốn khoảng 400-500.000 đồng ai cũng có thể sở hữu được. Nhưng bí quyết là nằm ở chỗ kinh nghiệm chọn hướng nắng, địa điểm, hướng gió, độ cao… cho thích hợp. Thông thường mồi để dụ ruồi vào bẫy có thể dung các chất có mùi tanh, hôi thối… “Tuy nhiên, nguyên liệu để dụ ruồi cách hàng chục km vẫn tìm đến và tự chui vào bẫy mới là điều quan trọng nhất”, ông Cúc nói. Dung dịch nước có mùi hơi tanh tanh chứa trong chiếc bẫy. Tuy nhiên, cách pha chế thì ông cho rằng: “Đó là bí quyết, là chìa khóa của chiếc bẫy ruồi, không thể tiết lộ”. Sắp tới, ông dự định làm thử nghiệm một cái lớn khoảng 1m2, đặt ở ngoài lô cao su hoặc bãi rác công cộng  để so sánh hiệu quả giữa hai kích cỡ khác nhau.

Chiếc bẫy ruồi của ông Cúc ngay từ khi ra mắt đã được nhiều người đón nhận nhiệt tình và đặt mua rất nhiều. Hiện ông quyết định đem sản phẩm của mình đi dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước năm 2013.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?