Vương quốc Anh "rùng mình" khi nhện độc lây lan cả nước
Không có nhiều điều dễ dàng mang lại một trấn động mạnh với người Anh, nhưng một loài nhện độc có tên “False widow” (tạm dịch là “bà góa giả”) đã khiến cả Vương quốc Anh phải lo lắng.
BBC cho biết một cẩu thủ bóng đá nghiệp dư tên là Steve Harris đã phải tạm dừng sự nghiệp của mình vô thời hạn do một vết cắn từ loài nhện False widow. Daily Mail mô tả chi tiết sự nguy hiểm của loài nhện này khủng khiếp như thế nào khi một người đàn ông 31 tuổi khỏe mạnh đã ngã gục trên sàn tại Southampton sau khi bị loài nhện nguy hiểm khét tiếng cắn 10 lần trên cổ 1 ngày trước đó.
Không chịu thua kém, trang Daily Star đã đăng một bài viết với tiêu đề “Nhện False widow nổi đóa trên toàn nước Anh”. Bài viết đưa thêm những tin tức chưa chắc chắn về loài “có thể giết chết con người với một vết cắn duy nhất” này. Nhưng cũng cho biết chính xác loài nhện False widow đáng sợ như thế nào. Báo chí Anh đã mang ra cả một con quái vật từ một hốc vườn nhỏ bé.
Một vài sự kiện có thể được liệt kê như: Loài nhện False widow tên khoa học là Steatoda nobilis là một loài cư trú tại quần đảo Canary của Tây Ban Nha, nhiều người tin rằng chúng đã lan sang Châu Âu và nước Anh qua các lô hàng chuối. Tên của nó xuất phát từ sự tương đồng với loài góa phụ đen- Black widow khi cũng có một vết cắn vô cùng độc. Con lớn nhất của loài nhện False widow được biết không dài hơn nửa inch (13 mm), cả con đực lẫn con cái có những mảng màu như đá cẩm thạch trên bụng mà một số nhà quan sát gọi chúng là “đánh dấu hộp sọ.”
Một vết cắn từ loài False widow có thể gây đau và sứng tấy, một số ít người có thể bị phản ứng dị ứng. Nọc độc này được các chuyên gia tin rằng ít có hại hơn bị ong đốt. Trên blog Naturenet của mình Matthew Chatfied nói “Đối với hầu hết mọi người, ảnh hưởng của vết nhện cắn là bị ngứa cả ngày và tồi tệ nhất là sẽ lâu hơn thế.”
Chatfield lưu ý thêm “Vì vậy, trên thực tế, gần như không có bằng chứng của loài Steatoda nobilis hay bất kỳ loài nhện nào ở Anh gây ra ảnh hưởng gì ngoài sự khó chịu tạm thời,” “Steatoda cũng có thể là con nhện nguy hiểm nhất của nước Anh, nhưng vị trí đó chỉ hơi ghê sợ hơn là con mèo nguy hiểm nhất của quốc gia này.”
Stuart Hine, một nhà côn trùng học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên của London, cũng đã nói trên blog Naturenet của Chatfield: "Nói chung, ảnh hưởng của vết cắn là không đáng kể, mặc dù nó gây sốc cho nạn nhân."
Tuy nhiên sự lây lan của nhện false trên khắp nước Anh chủ yếu là do khí hậu ấm lên. Hine đã viết trên Naturenet:“Thật thú vị, trong những cuộc điều tra trước năm 1999 chúng tôi chưa từng ghi nhận bất kì thông tin gì về loài này, và kể từ đó con số này đã tăng lên mỗi năm.”
Nhà môi trường học Matt Shardlow của nhóm bảo tồn Buglife khi được phỏng vấn đã cho biết: "Loài False widow từ lâu đã được được biết đến ở hầu khắp các khu vực phía tây nam vì nhiệt độ ở đây dễ chịu hơn. Chúng đến từ các nước có khí hậu ấm áp và thường bị giết chết bởi thời tiết lạnh của chúng tôi. Nhưng sự biến đổi khí hậu có thể giúp tiêu diệt loài nhện độc này. "
Mặc dù loài nhện False widow đang lây lan, các chuyên gia cũng nhắc nhở mọi người, tuy là một loại sinh vật mang tiếng hung dữ, nhện cũng là một phần quan trọng của thế giới tự nhiên, và giúp kiểm soát quần thể côn trùng gây hại. Ông Hine cũng viết "Nhện có tầm quan trọng lớn đối với môi trường, và thực sự chúng khá đẹp và rất thú vị".