Sóng điện từ làm mất khả năng định hướng loài chim két Bắc Mỹ khi di cư
Loài chim két Bắc Mỹ
Theo nghiên cứu công bố ngày 7/5 của các nhà khoa học thuộc Đại học Oldenburg (Đức), sóng điện từ có khả năng làm mất khả năng định hướng của loài chim két Bắc Mỹ khi di cư, khiến chúng không xác định được phương hướng bay.
Phát hiện này có thể dẫn tới cuộc tranh luận về tính an toàn của các thiết bị điện tử.
Hiện vẫn chưa xác định được vị trí "chiếc la bàn" từ tính của các loài chim két Bắc Mỹ và cách thức hoạt động của "chiếc la bàn" này. Tuy nhiên, cách đây bảy năm, sau khi phát hiện một đàn chim két châu Âu (tên khoa học là Erithacus rubecula) chao đảo và sà xuống khuôn viên Đại học Oldenburg, nhóm các nhà khoa học trên đã tiến hành nghiên cứu đối với loài chim này và rút ra kết luận đường dây cáp ngầm làm triệt tiêu sóng điện từ trong vòng từ 50 kilohertz đến 20 Megahertz.
Sóng điện từ làm rối loạn "la bàn" từ tính của loài chim két Bắc Mỹ.
Những chú chim di cư còn sống sót lại tiếp tục thích nghi với cuộc sống mới nhờ vào việc bay tới các khu vực khác. Tuy nhiên, lại một lần nữa tiếng ồn điện từ khiến chúng không thể xác định được phương hướng bay trong vòng 5km tính từ một đường dây truyền trải điện 50 kilowatt bất kỳ.
Dù chưa xác định rõ việc có hay không các đường dây truyền trải điện chứa từ tính do con người lắp đặt gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái, trong đó bao gồm cả vấn đề sức khỏe của con người, song dựa vào nghiên cứu trên, có thể nhận thấy các đường dây truyền tải điện này không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sức khỏe con người do Ủy ban quốc tế Phòng chống bức xạ không Ion hóa (ICNIRP) đưa ra.
Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu, chính con người mới là nhân tố phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, tạo ra các cơn bão từ nguy hiểm có thể gây ô nhiễm tiếng ồn sóng vô tuyến điện và làm ảnh hưởng tới cuộc tìm kiến nơi trú ẩn của các loài chim.
Trước những tranh luận chưa ngã ngũ về tác động tiêu cực của các thiết bị điện đối với hệ sinh thái nói chung và với các loài chim nói riêng, nhóm nhà khoa học trên kiến nghị cấm sử dụng điện thoại di động cũng như dần hạn chế các thiết bị phát ra quang phổ năng lượng nhằm bảo vệ các loài chim và giúp chúng tìm đến được nơi di cư.
Theo TTXVN/Vietnam+