10 sự thật thú vị về loài kiến mà bạn cần biết
Xét trên một số góc độ thì loài kiến có thể khôn hơn, sống lâu hơn và giỏi hơn cả loài người. Ở loài kiến, tổ chức xã hội có tính phối hợp chặt chẽ và phức tạp, điều này cho phép chúng có thể tồn tại và phát triển trong những điều kiện khắc nghiệt và đầy thách thức. Dưới đây là 10 sự thật thú vị về kiến mà bạn có thể thấy rằng kiến hoàn toàn vượt trội so với chúng ta.
1. Kiến có khả năng mang vật nặng có trọng lượng hơn 50 lần trọng lượng cơ thể chúng. Kiến sử dụng kích thước nhỏ bé của cơ thể, biến điều đó thành lợi thế. So với kích thước của chúng thì tỉ lệ phần cơ bắp dày hơn, to hơn so với những động vật lớn hơn hoặc thậm chí là con người. Tỉ lệ này cho phép chúng làm việc hiệu quả hơn và thực hiện mang vác các vật thể lớn hơn. Nếu chúng ta cũng có tỉ lệ cơ bắp như kiến thì chúng ta có thể nâng cả một chiếc Hyundai qua đầu.
2. Kiến lính sử dụng đầu của chúng cắm vào các lối vào tổ và giữ những kẻ xâm nhập không thể tiếp cận tổ. Ở một số loài kiến, kiến lính đã có sự thay đổi hình dạng phần đầu để phù hợp với lối vào tổ. Chúng khóa các lối vào bằng cách ngồi canh ngay cửa với phần đầu thò ra ngoài giống như nút chai với chai vậy. Khi một kiến thợ về tổ, nó phải chạm đầu vào đầu kiến lính để người gác cửa này biết nó thuộc về tổ.
3. Một số loài kiến bảo vệ cây để đổi lấy thức ăn và nơi trú ẩn. "Cây kiến" là những cây có những hốc tự nhiên mà kiến có thể làm tổ và kiếm ăn. Những hốc này có thể là các bụi gai rỗng, thân cây hoặc thậm chí là cuống lá. Kiến sống trong các hốc này và ăn nhựa cây có đường hoặc các chất bài tiết của côn trùng chích hút nhựa cây. Vậy cây được hưởng lợi gì từ kiến ? Kiến sẽ bảo vệ cây khỏi các động vật có vú ăn cỏ và côn trùng, thậm chí kiến còn xén bớt các cây ký sinh trên cây chủ.
4. Tổng số sinh khối của tất cả những con kiến là tương đương với tổng số sinh khối của tất cả con người trên Trái Đất. Làm thế nào có thể như vậy ? Kiến rất nhỏ bé và con người rất lớn ! Nhưng các nhà khoa học đã ước tính có ít nhất 1,5 triệu con kiến trên hành tinh này ứng với mỗi con người. Hơn 12000 loài kiến được biết đến và tồn tại trên khắp các lục địa trừ Nam Cực, hầu hết chúng sống ở các vùng nhiệt đới. Một tổ kiến ở khu rừng nhiệt đới Amazon có thể chứa 3,5 triệu con.
5. Kiến đôi khi có xu hướng chăn dắt các loài côn trùng khác như rệp vừng hay bọ nhảy. Chúng sẽ làm bất cứ điều gì để có được dịch ngọt là chất bài tiết có chứa đường từ các con côn trùng chích hút nhựa cây. Để giữ nguồn cung được ổn định, kiến sẽ chăn lũ rệp, mang theo các loài gây hại thân mềm từ cây này sang cây khác. Bọ nhảy đôi khi lợi dụng điều này để kiến nuôi dưỡng lũ rệp non, điều này cho phép bọ nhảy có thể nuôi được nhiều rệp non hơn bình thường.
6. Kiến cũng có xu hướng nô dịch các con kiến khác, giam cầm chúng và bắt chúng làm các công việc cho tổ.Một vài loài kiến sẽ bắt những con kiến ở loài khác về làm nô lệ và buộc chúng phải lao động cho mình. Ở một số loài kiến mật thậm chí chúng sẽ nô dịch cả các con kiến cùng loài, chúng sẽ bắt nô lệ từ các tổ khác. Điển hình như Kiến Polyergus còn được gọi là kiến Amazon thường đột kích các tổ của kiến Formica một cách bất ngờ. Kiến chúa Amazon sẽ tìm và tiêu diệt kiến chúa Formica rồi sau đó nô dịch kiến thợ Formica. Kiến nô lệ sẽ phải giúp kiến chúa nuôi con. Khi các con non Polyergus trưởng thành, mục đích duy nhất của chúng là tấn công tổ Formica và mang về nhộng của Formica để đảm bảo nguồn cung nô lệ ổn định.
7. Kiến sống cùng thời với khủng long. Kiến đã tiến hóa từ 130 triệu năm trước, trong suốt kỷ Phấn Trắng. Bằng chứng hóa thạch của loài côn trùng này được tìm thấy trong các khối hổ phách cổ xưa hoặc nhựa cây hóa thạch. Hóa thạch kiến lâu đời nhất được biết đến và giờ đã tuyệt chủng có tên Sphercomyrma freyi được tìm thấy ở bãi biển Cliffwood bang New Jersey - Mỹ. Mặc dù hóa thạch này chỉ có tuổi thọ khoảng 92 triệu năm nhưng nó là minh chứng rõ ràng rằng kiến cổ xưa và ngày nay có chung nguồn gốc và không khác biệt nhiều. Điều này cũng cho thấy sự tiến hóa đã diễn ra sớm hơn so với suy nghĩ trước đây và các nhà khoa học hàng đầu đánh giá sự xuất hiện của kiến trên Trái Đất phải từ 130 triệu năm về trước.
8. Kiến biết chăn nuôi trước cả con người. Kiến đã bắt đầu nuôi nấm từ cách đây 50 triệu năm, trước khi con người nghĩ rằng cần nâng cao sản lượng cây trồng. Bằng chứng sớm nhất cho thấy kiến biết chăn nuôi cách đây 70 triệu năm, trong kỷ Đệ Tam. Ngạc nhiên hơn nữa, những con kiến còn sử dụng các kỹ thuật làm vườn tinh vi để nâng cao năng suất trồng nấm. Chúng tiết các chất dịch có đặc tính kháng sinh để ức chế nấm mốc phát triển và dùng các giao thức sử dụng phân bón.
9. Một số loài kiến thiết lập "siêu tổ", cộng đồng khổng lồ của kiến có thể kéo dài hàng ngàn dặm. Kiến Argentina có nguồn gốc Nam Mỹ, hiện đang sống ở khắp các lục địa, trừ Nam Cực do sự ngẫu nhiên. Mỗi đàn kiến có một sơ đồ hóa học đặc biệt cho phép các thành viên của nhóm có thể nhận ra nhau và cảnh báo cho tổ khi có sự hiện diện của kẻ lạ mặt. Các nhà khoa học gần đây phát hiện ra rằng các "siêu tổ" lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản có chung sơ đồ hóa học tương tự nhau, điều đó có nghĩa là về bản chất thì "siêu tổ" mang tính toàn cầu.
10. Kiến lần theo những con đường mòn hương thơm được đánh dấu bởi kiến trinh sát để thu thập thức ăn.Bằng cách lần theo các con đường mòn hoóc môn được tạo ra bởi những con kiến trong tổ, kiến có thể thu thập và tích trữ thức ăn một cách hiệu quả. Khi một con kiến trinh sát rời khỏi tổ để tìm thức ăn và đi lang thang ngẫu nhiên cho đến khi nó phát hiện ra thứ gì đó ăn được, sau đó nó sẽ ăn một chút và trở về tổ theo đường thẳng ngắn nhất.
Dường như những con kiến trinh sát có thể quan sát và ghi nhớ lại các dấu hiệu trực quan cho phép chúng có thể điều hướng nhanh chóng trở về tổ. Trên đường trở về, kiến trinh sát sẽ để lại dấu vết kích thích tố, mùi hương đặc biệt để hướng dẫn các thành viên khách trong đàn đến nơi có thức ăn. Khi các con kiến sau đó đi trên đường mòn, mỗi con sẽ tiết thêm hương thơm để củng cố mùi hương đánh dấu đường cho các con khác theo sau. Cứ như vậy, kiến thợ sẽ tiếp tục đi lại dọc con đường cho đến khi nguồn thức ăn cạn kiện.