Công ty T&C Co.,Ltd chuyên diệt kiến
Cuộc chiến giới tính ở kiến lửa. Trong một cuộc chiến giới tính kỳ lạ, những con kiến lửa nhỏ xíu đã phát triển ra một cách thức mới để chiến đấu bảo vệ bộ gene của phe mình. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Libre ở Brussels, Bỉ, cho biết tinh trùng của kiến đực có khả năng phá huỷ ADN của con cái trong quả trứng đã được thụ tinh, khiến trứng nở ra một con đực giống hệt người cha. Trong khi đó, kiến chúa cái tự nhân bản chính mình để duy trì dòng họ hoàng tộc. Kết quả là con cái và đực có bộ gene độc lập của riêng mình. Điều này khiến một số chuyên gia phỏng đoán rằng, mỗi giới được coi là một loài riêng. "Chúng ta có thể nghĩ các con kiến đực là một loài riêng biệt ký sinh, sử dụng trứng của con khác để tự sinh sản", nhà nghiên cứu đứng đầu Denis Fournier nói. Rất nhiều loài côn trùng trong đó có ong bắp cày và kiến sinh sản tự nhiên để tạo ra kiến chúa và kiến cái vô sinh - kiến thợ. Các con đực chỉ ra đời khi trứng không được thụ tinh. Không giống như người - con trai cần có gene của cha - con côn trùng đực này chỉ đơn giản là có ít nguyên liệu gene hơn con cái. Nhưng Fournier và nhóm của mình đã nghiên cứu loài kiến Wasmannia auropunctata ở Pháp và phát hiện ra điều hoàn toàn khác biệt.Những con kiến chúa nhỏ xíu này sản sinh ra 2 loại trứng: Một loại chứa hoàn toàn bộ gene của mẹ và phát triển mà không cần thụ tinh thành những con kiến chúa nhân bản, loại thứ hai chỉ mang một nửa số nhiễm sắc thể và được thụ tinh với tinh trùng của con đực. Trong nhóm trứng thứ 2 này, hầu hết phát triển thành những con kiến thợ cái vô sinh. Tuy nhiên, trong một số quả trứng được thụ tinh, bộ gene của con cái bị phá huỷ, khiến quả trứng phát triển thành phiên bản của con đực. "Đó là một chiêu bài ích kỷ do các cô nàng kiến khởi xướng. Bằng cách đó, các con kiến chúa chuyển được 100% bộ gene của mình sang những con kiến chúa tương lại. Các con đực buộc phải thích nghi hoặc biến mất, vì vậy chúng chọn cách cản trở các cô nàng bằng loại tinh trùng có khả năng phá huỷ gene mẹ trong quả trứng được thụ tinh", Fournier cho biết."Điều này đã phản ánh sự kỳ diệu của thiên nhiên trong cuộc chiến giới tính ở loài côn trùng nhỏ xíu". |