Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Vấn đề xử lý phòng trừ mối cho công trình thủy lợi ở Việt Nam

Phòng trừ mối

Hiện trạng xử lý phòng trừ mối cho công trình đê đập ở Việt Nam hiện nay

1. Về tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật

Nhận thấy rõ tác hại của mối đối với công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một số tiêu chuẩn định mức liên quan đến công tác khảo sát và xử lý mối như sau:

>> Để xây tổ, mối có thể đùn đất lên từ dưới độ sâu 20m

>> Xử lý, diệt mối bằng phương pháp nhử, phun thuốc sinh học

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 89-93 qui định rõ về “Thành phần và khối lượng khảo sát và xử lý mối cho đập đất”. Trong đó nêu rõ các cấp độ đập cần được khảo sát và xử lý mối, phạm vi cần khảo sát và xử lý mối, các loài mối cần được xử lý.

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 182: 2006 về”Qui trình kỹ thuật khảo sát, phát hiện tổ mối và ẩn họa trong thân đê, đập”. Trong đó qui định các nội dung tiến hành khảo sát xác định tổ mối và ẩn họa trong thân đê, đập.

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 167:2006 về “Mối gây hại công trình thủy lợi – Phân loại và đặc điểm sinh học, sinh  thái”. Trong đó qui định rõ các loài gây hại cần xử lý và công trình có các dấu hiệu về mặt sinh học, sinh thái mối cần được tiến hành khảo sát và xử lý mối.

Định mức 221 qui định về “Định mức dự toán cho công tác điều tra, khảo sát và xử lý mối” (QĐ 221/1998/Q Đ/BNN-XDCB).

2. Về thực tế xử lý phòng trừ mối

Công tác xử lý phòng trừ mối đối với đập đang vận hành thường được tiến hành đồng thời với các dự án sửa chữa nâng cấp đập. Nói như vậy có nghĩa là các đập không thuộc diện cần nâng cấp, sửa chữa thì dù có mối hại cũng không được xử lý phòng trừ mối, như: đập Xạ Hương (Vĩnh Phúc), Đạ Hàm (Lâm Đồng), EaKao (ĐakLak)…hiện nay có nhiều mối nhưng không có dự án để xử lý mối. Điều này không hợp lý vì mối hại âm thầm trong thân đập nên dễ gây ra sự cố bất ngờ.

Đối với đập đang vận hành, nhiều đập thường được tiến hành xử lý tổ mối bằng cách đào bắt mối chúa như ở đập Núi Một (Bình Định), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Xạ Hương (VĨnh Phúc)…. Kết quả của biện pháp này chỉ đạt được hiệu quả diệt các tổ mối nổi là 35%,  số tổ mối được xử lý bằng phương pháp này hoạt động trở lại là 65% và các tổ hoạt động trở lại có khả năng đào khoét thân đập mạnh hơn trước.

Đối với đập xây dựng mới, hiện nay nhiều dự án thiếu công tác khảo sát và xử lý mối cho nền đập như đập Phước Hòa (Bình Dương), Sông Ray (Đồng Nai)…. VIệc này xảy ra do các nhà thiết kế không phải là các nhà sinh học, nên trong quá trình khảo sát thực địa để lập báo cáo trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư không thấy được dấu hiệu tổ mối ở nền công trình nên không đưa công tác khảo sát và xử lý mối vào công tác xây lắp.

Đào bắt mối chúa

Đối với đê, mỗi cung đoạn đê đều có đội quản lý đê. Hàng năm các đội quản lý đê thường tiến hành đào bắt mối chúa, sau khi đào bắt mối chúa tổ mối được đổ thuốc trừ sâu và hoàn trả mái đê như cũ, việc đào bắt mối chúa trên đê được sử dụng rất phổ biến vào những năm 70-80 của thế kỷ trước [4] . Qua thực tế đào bắt mối chúa ở nhiều đoạn đê cho thấy tỷ lệ bắt được chúa chỉ khoảng 30% số tổ đã đào, các tổ đã bị bắt chúa vẫn có khả năng hoạt động trở lại, nguyên nhân của hiện tượng này là do mối có khả năng thay thế mối chúa khi bị chết chúa [3]. Nhược điểm nữa của giải pháp này là hang giao thông cũng vẫn không được xử lý, ẩn họa trong thân đê vẫn còn và làm vỡ kết cấu của thân đê. Hiện nay, nhiều đoạn đê xung yếu đã được tiến hành xử lý mối bằng công nghệ khoan phụt xử lý mối tại tổ.

Hiệu quả của công nghệ này chắc chắn là rất tốt, nó giúp cho việc lấp bịt khoang tổ và hang giao thông bằng vữa sét mà không phải đào bới, hiệu quả xử lý hầu như đạt 100%. Tuy nhiên, việc xử lý mối bằng công nghệ khoan phụt tại tổ mối mới được tiến hành cục bộ ở từng đoạn, tổng chiều dài các đoạn đê đã được xử lý nhỏ hơn rất nhiều so với chiều dài toàn tuyến đê. Các các đoạn đê còn lại và môi trường xung quanh chưa được xử lý mối. Do đó mối hàng năm mối cánh từ các đoạn đê chưa xử lý  và môi trường xung quanh sẽ bay vào các đoạn đê đã xử lý để làm tổ.

3.Biện pháp xử lý mối

Khi có các dấu hiệu sinh học, sinh thái học cho thấy cần xây dựng kế hoạch phòng trừ mối thì báo cáo lên các cấp có thẩm quyền để xây dựng kế hoạch xử lý.

Xây dựng một tiêu chuẩn về quản lý an toàn về mối cho đập trong đó qui định rõ chu kỳ khảo sát và xử lý phòng trừ mối đối với từng loại đập.

Đối với các loại đê điều có thể giải quyết bằng một qui định bắt buộc trong báo cáo chuẩn bị đầu tư có nội dung đánh giá về hiện trạng mối./.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?