Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Các loài vật bị chi phối, khi bị nhiễm ký sinh trùng

Khi bị nhiễm ký sinh trùng, các loài vật chủ này thường bị chi phối đến mức mất kiểm soát, đôi khi tìm đến cái chết.

Ít ai ngờ rằng, trong thế giới động vật tồn tại một số loài ký sinh không chỉ sống phụ thuộc vào vật chủ mà còn có khả năng thay đổi hành vi, sinh lý học cũng như kết liễu tính mạng của con vật mà chúng đang “cư ngụ”.

1. Sacculina biến đổi giới tính của cua

Động vật chân tơ Sacculina carcini đầu đời là một ấu trùng trôi theo dòng nước, nhưng khi tìm được vật chủ là cua, ấu trùng cái sẽ bắt đầu quá trình biến đổi bằng cách bám vào phần thân dưới của con cua và khiến phần mai của nó bị uốn cong. Sau đó, cô nàng giăng một loại tua nhìn như rễ lên khắp người vật chủ và sử dụng mạng tua này để kiếm thức ăn.

Những ký sinh trùng có khả năng chuyển giới và điều khiển loài khác

Sau một thời gian, Sacculina đực sẽ tìm đến con cái và giao phối. Cặp đôi này sinh con đẻ cái không ngừng. Lúc này, con cua đực trở thành đầy tớ bất đắc dĩ và bắt đầu chăm sóc trứng của Sacculina như thể đó là trứng của mình.

Khi loài ký sinh này “đầu độc” cua đực, nó bắt đầu triệt sản vật chủ và làm phẳng phần bụng, đồng thời bắt cơ thể cua tiết ra một số loại hormone để hành xử giống cua cái, thậm chí còn nhảy những vũ điệu vốn chỉ dành cho cua cái.

2. Giun Euhaplorchis californiensis bắt cá nhảy múa

Loài giun Euhaplorchis californiensis bắt đầu cuộc đời ký sinh trên ria của loài sên sống ở vùng đầm lầy nước mặn phía Nam California. Trong cơ thể vật chủ, chúng bắt đầu sinh con đẻ cái rồi sau đó đi tìm những con cá nhỏ ăn ấu trùng để ký sinh tiếp.

Những ký sinh trùng có khả năng chuyển giới và điều khiển loài khác

Khi đã tiếp cận được nạn nhân mới, giun Euhaplorchis californiensis sẽ đóng đô ở mang cá và tìm đường đến não của con vật rồi tạo ra một lớp mỏng trông giống tấm thảm tại đó.

Chúng bắt đầu tiết ra những chất thấm vào hệ thống não bộ của cá. Cá nhỏ sau đó sẽ biểu diễn những điệu nhảy khác nhau và bị “tăng động” hơn bình thường. Chính vì vậy, chúng có khả năng bị chim tấn công cao hơn gấp 10 - 30 lần so với bình thường.

Bên trong chú chim vừa đớp cá nhiễm độc, trứng Euhaplorchis californiensis theo đường chất thải trôi ra ngoài và được sên tiêu thụ, tiếp tục vòng đời ký sinh.

3. Giun Heterorhabditis bacteriophora bảo vệ vật chủ

Heterorhabditis bacteriophora là loài giun chuyên đào đất tơi xốp. Khác với những loài ký sinh khác chuyên hại vật chủ, loài giun này bảo vệ con vật mà chúng ký sinh bằng cách đe dọa những loài ăn thịt.

Những ký sinh trùng có khả năng chuyển giới và điều khiển loài khác

Khi loài giun này làm nhiễm độc ấu trùng sâu bọ, chúng sẽ thay đổi màu sắc của vật chủ từ trắng sang đỏ. Màu sắc này như lời cảnh báo tới các loài động vật ăn thịt.

Thực tế đã chứng minh rằng, chim chào mào chuyên ăn sâu bọ thường tránh những con có màu đỏ. Giun ký sinh cần sâu bọ nuôi sống nên chúng phải cố gắng bảo vệ vật chủ nếu không muốn bị mất mạng.

4. Ong bắp cày bắt nhện giăng tơ

Hymenoepimecis argyraphaga là tên của loài ong bắp cày Costa Rican. Chúng được biết đến là khắc tinh của loài nhện Plesiometa argyra. Mỗi khi đến kỳ sinh nở, ong bắp cày cái sẽ đi tìm nhện Plesiometa argyra.

Những ký sinh trùng có khả năng chuyển giới và điều khiển loài khác

Với chỉ một vết cắn, ong bắp cày hoàn toàn có thể làm tê liệt nhện và thảnh thơi truyền ấu trùng ong bắp cày vào chúng. Từ lúc này, nhện Plesiometa argyra sẽ nuôi dưỡng ấu trùng ong bắp cày và không ngờ mình đang bị "hút máu".

Sau vài tuần, nhện Plesiometa argyra sẽ tự nguyện xây một chiếc mạng nhện to nhưng có cấu trúc hoàn toàn khác biệt so với trước. Vật chủ xấu số lúc này cứ thế ngồi bất động trên mạng nhện của mình và chờ ong bắp cày đến kết liễu cuộc đời.

5. Đơn bào Toxoplasma “xúi dại” chuột

Các loài vật bị chi phối, khi bị nhiễm ký sinh trùng

Mèo chuột vốn không đội trời chung. Trong thực tế, bẩm sinh chuột có thể nhận biết được mùi nước tiểu của mèo và chạy trốn mỗi khi ngửi thấy mùi này. Tuy nhiên, khi bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma - chuột sẽ bị mất bản năng sợ mèo.

Tệ hơn nữa, ký sinh trùng Toxoplasma còn khiến chuột bị hấp dẫn bởi mùi nước tiểu của mèo. Không những thế, loài đơn bào kí sinh này còn "xui khiến" vật chủ ghé thăm mèo nên dễ dàng bị xơi tái. Lúc này đây, ký sinh trùng Toxoplasma sẽ hoàn thành vòng đời của mình ở bên trong cơ thể của mèo.

6. Giun tròn dìm chết châu chấu và dế

Những ký sinh trùng có khả năng chuyển giới và điều khiển loài khác

Spinochordodes tellinii là một loại giun tròn chuyên “đầu độc” châu chấu và dế. Khi trưởng thành, giun kí sinh sống trong nước ao, hồ và đẻ con ở dạng xoắn nhằm đầu độc dế và châu chấu khi uống nước ở đây có.

Giun tròn sau đó lớn lên bên trong cơ thể vật chủ. Khi đã đủ lớn, chúng tiết ra một chất có khả năng phá hủy hệ thống thần kinh, khiến châu chấu và dế lao vào vùng nước gần nhất và bị chết đuối. Loài giun này khiến vật chủ đâm đầu vào chỗ chết và nhảy đi để bắt đầu một vòng tuần hoàn mới với nạn nhân tiếp theo.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?