Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Thời gian tiến hành các thí nghiệm diệt mối

2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

>> Mối (Isoptera) là côn trùng gây hại cho bạch đàn và keo

Rừng trồng Bạch đàn uro (cây mới trồng) tại Lâm trường Đồng Sơn, Bắc Giang; Trại sản xuất giống cây trồng Bình Thanh, Hòa Bình; Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, Gia Lai. Rừng trồng Keo lai (cây mới trồng) tại Lâm trường Phúc Tân, Thái Nguyên; Trại sản xuất giống cây trồng Bình Thanh, Hòa Bình; Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, Gia Lai. Thời gian tiến hành các thí nghiệm từ tháng 3/2010 đến tháng 8/2010.

Thời gian tiến hành các thí nghiệm diệt mối

2.2 Vật liệu nghiên cứu Chế phẩm sinh học:

DIMEZ, Metavina 10 DP, Metavina 90 DP. Thuốc hóa học: Termidor 25EC, Lenfos 50EC, Lentrek 40EC, Mapsedan 48 EC, PMC- 90.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Tại hiện trường trồng rừng bạch đàn và keo bố trí ô thí nghiệm có diện tích 100m2 , trồng 16 cây bạch đàn hoặc keo. Mỗi ô thí nghiệm tác động riêng lẻ từng biện pháp phòng trừ mối. Ô đối chứng không tác động biện pháp phòng trừ mối. Biện pháp lâm sinh: tác động các biện pháp vệ sinh rừng, thu dọn cành lá, đốt tàn dư, đào bỏ gốc cây đã khai thác. Số lượng 3 ô/địa điểm.

Biện pháp sinh học: Bố trí xử lý trộn chế phẩm sinh học DIMEZ, Metavina 10 DP, Metavina 90 DP vào đất trong hố trồng cây, liều lượng 100 gam/gốc cây. Số lượng ô áp dụng biện pháp sinh học: 3 ô/loại chế phẩm/ địa điểm.

Biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc hoá học: Termidor 25EC, Lenfos 50EC, Lentrek 40EC, Mapsedan 48 SC, PMC 90. Cây sau khi được trồng, sử dụng các loại thuốc hóa học trên pha thành dung dịch với 3 cấp nồng độ 0,1%; 0,2%; 0,3% tưới trực tiếp vào gốc cây với liều lượng 1 lít dung dịch thuốc/gốc, diện tích tưới là hình tròn bao quanh gốc cây, đường kính khoảng 30-35cm. Riêng thuốc Mapsedan 48 SC chỉ sử dụng 1 nồng độ 0,3%. Thuốc PMC 90 ở dạng bột, trộn thuốc vào đất trong hố trồng cây với liều lượng 50g/gốc. Số lượng ô áp dụng biện pháp hóa học: 3 ô/loại thuốc/nồng độ/địa điểm

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả phòng trừ mối ở rừng trồng

Bạch đàn uro Kết quả phòng mối hại Bạch đàn uro bằng biện pháp lâm sinh, sinh học, hóa học sau 6 tháng thể hiện ở hình 1.

Ghi chú: Lf: chế phẩm Lenfos 50 EC; Lt: Chế phẩm Lentrek 40 EC; Ma: Chế phẩm Mapsedan; Di: chế phẩm Dimez; Me: Chế phẩm Metavina; DC: Đối chứng Kết quả ở hình 2 cho thấy khi áp dụng biện pháp lâm sinh có hiệu quả phòng mối so với lô đối chứng. Thu dọn thực bì xung quanh gốc cây sẽ hạn chế mối từ thực bì bắc cầu vào hại cây. Tỷ lệ cây bị mối gây hại ở ô thí nghiệm thấp hơn không nhiều so với ô đối chứng (18,8 % ± 1% so với 21,5% ± 0,6%) sau 6 tháng xử lý.

Điều này gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. Khi sử dụng 03 chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi nấm Metarhizium có hiệu lực phòng trừ mối. Tỷ lệ cây bị mối gây hại của các ô thí nghiệm xử lý chế phẩm thấp hơn so với đối chứng. Chế phẩm Metavina 90 DP, Dimez, Metavina 10 DP có tỷ lệ cây bị mối trung bình là 11,8% ± 2,1%; 13,2% ± 1,1%; 14,6 % ± 1% một cách tương ứng. Từ các kết quả khảo sát nêu trên, có thể nhận thấy, biện pháp lâm sinh như khuyến cáo hiện nay cho hiệu lực phòng trừ mối thấp. Khi sử dụng 3 loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi nấm Metarhizium (DIMEZ, Metavina 10 DP và Metavina 90 DP) tuy có hiệu lực phòng trừ mối, nhưng không cao.

Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Tân Vương, Nguyễn Quốc Huy (2008) khi sử dụng chế phẩm vi sinh Metavina 90 DP để phòng trừ mối hại cà phê ở Tây Nguyên, bằng cách trộn chế phẩm vi sinh vào đất trong hố trồng cây, tỷ lệ chết ở các lô thí nghiệm là 18,5% so với đối chứng là 20%. Sử dụng các loại chế phẩm hóa học Termidor 25EC, Lenfos 50EC, Lentrek 40EC và PMC 90 có hiệu lực phòng trừ mối tốt cho rừng trồng bạch đàn ở cả 3 vùng sinh thái.

Tỷ lệ cây bị mối xâm hại ở các ô thí nghiệm sau 6 tháng là 0 – 15%. Đặc biệt, sử dụng nồng độ 0,2 - 0,3% dung dịch thuốc Termidor 25EC hay Lenfos 50EC sẽ đảm bảo cây không bị mối gây hại đạt 95 - 100%. Nhận xét này của chúng tôi cũng không sai khác so với công bố trước đây của Nguyễn Tân Vương, Nguyễn Quốc Huy (2008) khi sử dụng chế phẩm hóa học Termidor 0,15% và Lentrek 1,5% phòng trừ mối cho cà phê ở Tây Nguyên.

Mặc dù việc sử dụng hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật) có hiệu lực phòng mối cao, nhưng trong thực tế nếu sử dụng trên diện rộng sẽ nảy sinh sinh các vấn đề về môi trường, tăng chi phí đầu tư, điều kiện áp dụng khó khăn đối với các khu vực đồi núi cao không gần nguồn nước để pha dung dịch thuốc v.v… Do vậy, để đảm bảo hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường trong xử lý phòng trừ mối gây hại rừng trồng bạch đàn và keo cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy trình phòng trừ mối tổng hợp như đang áp dụng phòng trừ các loài sinh vật gây hại khác trong nông nghiệp.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?