Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Mối (Isoptera) là côn trùng gây hại cho bạch đàn và keo

Ở Việt Nam, mối (Isoptera) gây hại rừng trồng bạch đàn và keo cho đến nay đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng trọng điểm trồng rừng trên toàn quốc. Các biện pháp xử lý phòng trừ mối cho rừng trồng mới bạch đàn và keo đã được triển khai nghiên cứu tại hiện trường của 03 vùng sinh thái: Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên.

>> Châu chấu "cyborg" có thể giúp giảm rất nhiều thiệt hại về người

>> Gần 100 con cá sấu sổng chuồng trong mưa lũ ở Trung Quốc

>> Loài kiến với tốc độ cắn kỷ lục, diệt kiến tận gốc

Xử lý phòng mối bằng biện pháp lâm sinh đã giảm tỷ lệ cây con bị mối hại từ 22,2% xuống còn 15,3% (đối với bạch đàn) và từ 21,5% xuống còn 18,8% (đối với keo lai). Biện pháp xử lý bằng các chế phẩm vi nấm Metarhrizium đã giảm tỷ lệ cây con bị mối hại trung bình còn 14,4% đối với bạch đàn, 13,2% đối với keo lai. Biện pháp sử dụng chế phẩm hóa học Termidor 25 EC, Lenfos 50 EC với nồng độ dung dịch 0,2% - 0,3% xử lý xung quanh gốc cây mới trồng với liều lượng 01 lít /cây có hiệu lực phòng trừ mối tốt nhất.

Mối (Isoptera) là côn trùng gây hại cho bạch đàn và keo

Để đảm bảo hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường trong xử lý phòng trừ mối gây hại rừng trồng bạch đàn và keo cần áp dụng tổng hợp các biện pháp hóa học, sinh học và lâm sinh.

Từ khóa: Mối, bạch đàn, keo

Mối (Isoptera) là côn trùng gây hại cho bạch đàn và keo ở nhiều nước trên thế giới. Theo tài liệu của tổ chức UNEP (2000), mối gây chất cây bạch đàn và keo mới trồng ở Canada, Nam Mỹ, Australia, Nam Phi, Đài Loan, Philippin... 34-50% có nơi tới 100%. Ở nước ta, mối gây hại rừng trồng bạch đàn và keo cho đến nay đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng trọng điểm trồng rừng trên toàn quốc. Theo thông tin từ hội nông dân Bắc Giang (2010) mối hại rừng trồng bạch đàn, keo lai dưới 12 tháng tuổi, tỷ lệ cây chết trung bình 20-30%, có nơi tới 60-80% . Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Phát triển lâm nghiệp, trên diện tích rừng trồng huyện ĐăkLăk có hiện tượng cây keo lai dâm hom bị chết do mối phá hại rất nhiều, qua kiểm tra thực tế tại xã Krông Nô có 568 cây chết/2600 cây, chiếm tỷ lệ 22% (báo ĐakLak điện tử ngày 4/11/2009)

Mức độ gây hại nghiêm trọng của mối đối với rừng keo

Do mức độ gây hại nghiêm trọng của mối đối với rừng keo và bạch đàn mới trồng nên đã có một số công trình nghiên cứu đưa ra biện pháp phòng trừ. Ở Nigeria đã dùng Dielrin vùi xuống đất theo từng dải dọc theo hàng bạch đàn; Tanjania dùng Lindan (còn gọi là 666 hoặc HCH ) và muối acetat để xử lý đất trồng bạch đàn. Một số nơi khác lại dùng Cyanua Natri, muối Acetat Clorua thuỷ ngân DiClorua Metyl…để xử lý đất trồng bạch đàn (Đào Xuân Trường, 1992).

Gần đây, sử dụng các hoá chất thế hệ mới như Chlorpyrifos, Imidacloprid, Fipronil... để xử lý phòng mối gây hại cho rừng trồng (UNEP, 2000).Việc xử lý hoá chất được thực hiện vào thời điểm chuyển cây con từ vườn ươm ra thực địa để trồng rừng. Hänel (1982) cũng đã nghiên cứu sử dụng Metarhizium anisopliae diệt loài mối Nasutitermes exitiosus.

Do mối gây hại nghiêm trọng bạch đàn và keo

Ở Việt Nam, chưa có công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ về mối hại bạch đàn và keo, nên việc phòng trừ mối thực hiện theo kinh nghiệm. Hội nông dân Bắc Giang (2010) khuyến cáo một số giải pháp phòng trừ bằng cách vệ sinh rừng trước khi trồng, bố trí hố nhử, dùng thuốc trừ sâu đổ vào hố, sử dụng thuốc Thiodan 35% rắc lên vị trí có mối sẽ hạn chế được mối phá hại từ 6 - 9 tháng, lựa chọn cây khỏe, không xén rễ. Trong niên giám Nông nghiệp - Thực phẩm (2008) đã giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn, trong đó hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ mối bằng cách dùng thuốc Lorsbane - 50EC hoặc Sumicidine 20EC phun vào hố trước khi trồng khoảng từ 10 – 15 ngày.

Do mối gây hại nghiêm trọng bạch đàn và keo, các biện pháp phòng trừ còn nhỏ lẻ, theo kinh nghiệm, sử dụng nhiều thuốc hóa học, việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ mối bảo vệ rừng trồng bạch đàn và keo vừa là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, vừa có giá trị khoa học để lựa chọn được biện pháp xử lý có hiệu quả và ít gây ô nhiễm môi trường.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?