Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Ngăn bệnh đốm trắng là nuôi ghép cá rô phi với tôm năm 2015

Trong nghề nuôi tôm sú, một khi bệnh đốm trắng (bệnh nguy hiểm nhất) đã xuất hiện trong ao nuôi thì khó có thể cứu vãn. Đã có nhiều biện pháp để quản lý hội chứng đốm trắng (WSSV) ở tôm nuôi, trong đó biện pháp nuôi rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm đã tỏ ra có hiệu quả.

>> Dưa hấu màu vàng hình hồ lô giá 2,5 triệu năm 2013

>> Hậu Giang mất mùa bưởi tết năm 2014

>> Cung cấp sỉ / lẻ Thuốc diệt kiến Maxforce Quantum

>> Video giới thiệu mô hình trại lợn chuồng kín tại Vĩnh Long

WSSV nguy hiểm với tôm nuôi:

Các điều kiện và cơ chế nhiễm WSSV với tôm nuôi đến nay đã được hiểu rõ. Giai đoạn ủ bệnh ở tôm thường kéo dài trong 1-2 tháng, không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào, sự phát triển sang giai đoạn phát bệnh có thể xảy ra chỉ sau vài giờ trong điều kiện tôm nuôi bị sốc.

Thời gian chuyển từ giai đoạn ủ bệnh sang giai đoạn phát bệnh ở tôm phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó kích cỡ tôm và sự xuất hiện các yếu tố gây stress là hai nhân tố quan trọng.

Tôm mắc bệnh

Tôm mắc bệnh bị yếu và chết là do dấu hiệu đầu tiên của sự bùng nổ dịch bệnh. Trong suốt thời gian tôm phát bệnh, sự tiêu thụ thức ăn tổng hợp giảm hẳn. Trong thời gian này quan sát thấy tôm có màu đỏ, đó là những con tôm khoẻ mạnh trong ao đã ăn những con tôm đã bị yếu hoặc tôm chết do bệnh.

Bệnh đốm trắng xuất hiện có khả năng lây lan theo phương thẳng đứng, tôm khoẻ bị lây virus từ tôm mắc bệnh mà không phải bất cứ yếu tố trung gian nào. Yêu cầu đặt ra là cần phải có một chiến lược đặc biệt để quản lý WSSV. Điều này phải dựa trên cơ sở hiểu biết yếu tố phát sinh và điều kiện bùng nổ bệnh đốm trắng trong ao nuôi.

Chọn giải pháp nào?

Để ngăn chặn WSSV có hai cách là quản lý các nguyên nhân gây stress và loại trừ những tôm yếu và chết do bị nhiễm bệnh ra khỏi ao càng nhanh càng tốt trước khi tôm khoẻ ăn phải. Đã có hàng loạt những biện pháp được thử nghiệm nhằm loại trừ tôm bị yếu do nhiễm bệnh ra khỏi ao như dùng tay nhặt những con chết dạt vào bờ, lặn xuống đáy ao để nhặt, dùng formaline để xử lý, loại bỏ tôm... Cuối cùng là mô hình dùng các loài cá ăn động vật để loại bỏ những con tôm bệnh khi chúng bị yếu, chết.

Nuôi với cá rô phi để ngăn ngừa:

Biện pháp nuôi luân canh cá - tôm kết hợp là chiến lược quản lý môi trường nuôi tôm tốt hơn cả. Đây là biện pháp dọn vệ sinh và làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm. Cá rô phi được lựa chọn là đối tượng để nuôi ghép với tôm tốt nhất, bởi chúng là loài ăn tạp, phù hợp với vai trò "dọn vệ sinh".

Trên thực tế, các ao nuôi tôm - cá rô phi kết hợp đã giảm được những thiệt hại do WSSV và nhiều bệnh khác gây ra, đồng thời còn làm cho tôm lớn nhanh hơn. Cá rô phi đã ăn những con tôm bị yếu và chết do bệnh đốm trắng và vì vậy đã hạn chế được những rủi ro lây nhiễm qua con đường ăn uống của tôm nuôi.

Ngoài ra, việc nuôi kết hợp rô phi - tôm còn có tác dụng trong việc cải thiện chất lượng nước ao và đáy ao,...

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?