Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Hướng dẫn phòng muỗi sốt xuất huyết không gây độc hại

Khi đốt hương muỗi trong phòng kín, tốt nhất nên ra ngoài và chỉ trở lại khi đã hết hương. Đặc biệt lưu ý, chỉ nên dùng hương đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng lưu hành trong gia dụng và y tế

Đó là lời khuyên của GS.TS Vũ Sinh Nam - chuyên gia cao cấp - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khi được bạn đọc hỏi về cách đốt hương để diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) trong chương trình giao lưu trực tuyến về bệnh SXH tại báo Lao Động vừa mới đây.

24 người chết

Bệnh SXH đang diễn biến hết sức phức tạp và đã có 24 người chết từ đầu năm đến nay do căn bệnh tưởng như rất đơn giản này.

>> Đề phòng ngộ độc thuốc diệt côn trùng 09/ 2015

>> Hướng dẫn cấp cứu ngộ độc hóa chất diệt côn trùng

SXH là bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu nên chưa thể thanh toán được căn bệnh này. Đồng thời, các triệu chứng của SXH có thể từ nhẹ như là chỉ có sốt, đau đầu, đau cơ nhưng nặng là gây ra sốc, rồi các biểu hiện xuất huyết dưới da, xuất huyết phủ tạng, thậm chí có cả xuất huyết não và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc điều trị sốt xuất huyết nên số tử vong trong 5 năm gần đây đã giảm đi rất nhiều so với giai đoạn trước kia. Và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có kinh nghiệm và thành công cao trong điều trị SXH.

Số tử vong năm 2015 thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây. Ví dụ như năm 2013 tử vong 42 trường hợp, năm 2012 là 80 trường hợp, năm 2010 là 109 trường hợp. Đặc biệt năm 1987 có số tử vong cao nhất là 1566 trường hợp.

Để giảm thiểu những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, việc chẩn đoán sốt xuất huyết sớm thường dựa vào các yếu tố dịch tễ học, lâm sàng với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau mỏi toàn thân, biểu hiện xuất huyết dưới dạng khác nhau: Xuất hiện chấm xuất huyết trên da, chảy máu cam, chảy máu ở lợi, chảy máu ở cổ mạc, mắt. Phụ nữ có thể hành kinh sớm, rong kinh, hoặc xuát hiện xuất huyết ở chỗ tiêm.

Nặng hơn, có thể có biểu hiện của đau vùng gan, ngủ li bì, xuất quản huyết tương làm cho bệnh nhân bị sốc và xét nghiệm có cô đặc máu và tiểu cầu hạ.

Để chẩn đoán xác định thì cần làm xét nghiệm: Ba ngày đầu làm xét nghiệm NS1 dương tính. Sau ngày thứ ba có thể làm phản ứng miễn dịch, tìm kháng thể IgM.

Phun thuốc diệt muỗi là một trong nhiều cách được sử dụng để phòng bệnh SXH

Trả lời câu hỏi của độc giả Thu Hiền (Hà Nội) về việc có nên phun thuốc muỗi lên tường liền 2 lần trong vòng 1 tháng không? GS.TS Vũ Sinh Nam cho rằng, việc phun thuốc 2 lần sẽ không cần thiết nếu đã phun đúng chủng loại và liều lượng. Tuy nhiên, nếu vẫn thấy có muỗi SXH, cũng có thể phun tiếp vì biện pháp phun này là biện pháp phun không gian, rất nhanh chóng và độ tồn lưu ngắn không ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình.

Đưa ra lời khuyên chọn thuốc phun muỗi, ông Nam nói: Nên mua hoá chất diệt muỗi thì nên chọn các loại hoá chất đã đăng ký và được Bộ Y tế cho phép sử dụng để phun diệt muỗi xuất huyết bao gồm Permethrin, Deltamethrin, Malathion.

Khi phun hoá chất diệt muỗi, cần lưu ý che đậy thức ăn, nguồn nước. Cũng nên sơ tán chim cảnh, dâu tằm và nếu phun dưới dạng khí dung hạt cực nhỏ thì nên ra khỏi nhà khoảng 1h trước khi quay trở lại.

101 ‘chiêu’ diệt muỗi

Các loại hoá chất sử dụng trong phun diệt muỗi phòng chống SXH có tính độc cho động vật có vú như con người là rất thấp và sử dụng với liều lượng thấp đồng thời phun dưới dạng thể tích cực nhỏ nên về cơ bản không có tồn lưu lâu. Do đó, tính độc cho sức khoẻ con người là rất thấp.

Ngoài cách dùng đến hương muỗi, phun thuốc diệt muỗi, vị này cũng cho biết, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là diệt bọ gậy triệt để tại từng hộ gia đình vì không có bọ gậy thì không có SXH. Việc phun thuốc chỉ là biện pháp tình thế khi có dịch để diệt đàn muỗi nhiễm vi rút.

Nuôi muỗi để diệt muỗi

Do chưa có vắc xin phòng bệnh SXH nên Bộ Y tế đã nhiều năm tìm cách ngăn chặn dịch bệnh này. Trong đó, một dự án tưởng như rất vô lý nhưng lại vô cùng hiệu quả là thả muỗi ra môi trường sinh sống.

Cách đốt hương muỗi phòng sốt xuất huyết không gây độc hại

Nuôi muỗi để diệt SXH

Nói về dự án này, GS.TS Vũ Sinh Nam cho hay, thông thường nghĩ đến phòng SXH là diệt muỗi nhưng trong dự án này lại là thả muỗi, nhưng những con muỗi này mang vi khuẩn Wolbachia - loại vi khuẩn ngăn cản sự phát triển của virut SXH trong muỗi làm cho muỗi không truyền vi rút này. Hiện nay, đã có nhiều nước trên thế giới đã thử nghiệm phương pháp này như Úc, Indonesia, Brazil và Việt Nam.

Tại Việt Nam, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang thử nghiệm tại đảo Chí Nguyên của tỉnh Khánh Hoà. Đến thời điểm này, quần thể muỗi Wolbachia phát triển rất tốt trên thực địa và đang thay thế quần thể muỗi hoang dại. Hy vọng trong những năm tới nếu kết quả trên thực địa cho phép sẽ mở rộng việc áp dụng phương pháp này tới thành phố Nha Trang.

Khi đã mắc bệnh, rất nhiều lời khuyên cho rằng, có thể điều trị sốt xuất huyết hiệu quả bằng cây nhà lá vườn như lá cúc tần, cây nhọ nồi, mã đề… để uống. Nói về cách làm này, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương nói: Phần nhiều người có thể kết hợp với đông y để trị các trường hợp sốt xuất huyết Dengue thể nhẹ. Nguyên tắc là thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết, nâng cao thể trạng. Với mục tiêu chủ yếu là bồi phụ nước và điện giải, hạ nhiệt. Có rất nhiều bài thuốc được ứng dụng mà trong QĐ 1537/QĐ BYT ban hành ngày 29.4.2014 đã nêu rõ,ví dụ như bài thuốc:

Lá dâu 15g, bạc hà 12g, mật ong 20g, cúc hoa 12g, hoa mướp 20g. Các vị thuốc tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín, trong 20 phút thì dùng được. Có thể uống nước này thay trà hằng ngày.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?