Thực phẩm đuông dừa và đuông chà làm món ăn cao cấp
Đuông chà
Với những người có tâm hồn ăn uống và thích sưu tầm món ăn "độc chiêu" như bò cạp rang me, bò cạp chiên giòn, dế nướng trộn rau sống… thì đuông được liệt vào món cao cấp trong hàng thực phẩm côn trùng.
>> Ruồi đực mất cảm xúc với ruồi cái, ruồi có đồng tính
Thời nhà Nguyễn có hai vị vua rất thích ăn đuông là Gia Long và Minh Mạng. Có lần vua được người dân bắt đuông về hấp xôi dâng lên. Thấy vua khoái khẩu, sau này người dân trong vùng tiến kinh hàng năm món đuông hấp xôi ăn với gà ram mặn. Vua Minh Mạng cho khắc trái bần và con đuông lên cửu đỉnh đặt ở Thế miếu ngoài cung đình Huế, xem như sản vật quý lạ nước Nam.
Đuông có nhiều loại, nhưng thông dụng nhất là đuông dừa và đuông chà là. Khác với đuông dừa, mỗi cây dừa có hàng trăm con, ngọn cây chà là chỉ có một con đuông mà thôi. Theo các tài liệu ẩm thực thì đuông được chế biến thành nhiều món tuỳ theo đuông dừa hay đuông chà là như: đuông dừa nướng lửa than chấm nước mắm me; đuông nướng ăn cuốn với cải trời, xà lách, càng cua, cải xanh, húng quế, tía tô, ớt hiểm xanh, chấm nước mắm me chua, uống với rượu; đuông tẩm nước mắm lăn bột chiên ăn với rau xà lách, rau thơm, tiêu lốt; đuông nấu cháo nước cốt dừa…
Đuông dừa
Đuông chà là mang về, chẻ thật khéo tách con đuông ra còn nguyên vẹn, không bị dập để chất bổ dưỡng không bị tuôn ra ngoài. Sau đó đuông được cho vào tô nước mắm thật ngon vừa để ướp đuông vừa để thải chất dơ ra ngoài. Nhúng đuông vào nước bột có tẩm lòng đỏ hột gà và cho vào bếp chiên. Khi đuông vừa chín giòn thì phết thêm một lớp bơ Bretel chính hiệu để dậy mùi thơm quyến rũ. Và thế là thực khách có một món tuyệt vời lai rai với rượu chát hoặc rượu vang đỏ.
Còn có một cách ăn khác là đuông chà là tẩm nước mắm mà dân sành điệu thường gọi "đuông lội sông". Những con đuông vàng rụm dài khoảng 2-3 cm, mình tròn trịa, di chuyển trong đĩa nước mắm khiến người ta liên tưởng đến các chiến xa lội nước đang hành quân qua sông. Trên đĩa thức ăn, 4 "chiến xa" đuông đang chuyển động. Thực khách gắp lấy một "chiến xa" cho vào miệng, nhai cái bụp, vỏ đuông vỡ ra, chất protein loại albuminoid hoà tan chứa trong mình đuông lan toả ra miệng tạo nên hương vị ngọt ngọt, bùi bùi, vừa giống như trứng vừa giống như phô mai "con bò cười". Ăn đuông không nên ăn vội vã mà ăn từ từ, cắn từng con để tận hưởng hương vị "ngậm mà nghe".
Đuông sống trên đầu ngọn cây, ăn các chất bổ dưỡng ở cây nên rất sạch, nhưng có thể chứa protein lạ nên người có cơ địa dị ứng cMối Panamanian không chỉ nhanh nhất miền Tây, mà trên toàn thế giới. Chúng có thể cắm quai hàm của mình vào kẻ xâm nhập với tốc độ 157 mph "70 mét trên giây", tiêu diệt kẻ địch chỉ với một nhát cắn.
Các nhà nghiên cứu cần đến một máy quay tốc độ cao 40.000 khung hình trên giây để quan sát sự tấn công bàm hàm trên của loài mối này.
Thành viên nhóm nghiên cứu Marc Seid, nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại Học viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian, cho biết: “Rất nhiều sâu bọ di chuyển nhanh hơn khả năng mắt người nhìn được, vì vậy từ đầu chúng tôi đã biết phải cần đến máy quay tốc độ cao để quan sát tập tính của chúng. Tuy nhiên chúng tôi không ngờ chúng có thể nhanh đến vậy”.
Con mối Panamanian tấn công
Một con mối Panamanian tấn công kể xâm nhập tổ của nó. Hàm trên của nó nhanh nhất thế giới và có thể tiêu diệt kẻ địch chỉ với một nhát cắn
Loài mối Panamanian có “bộ hàm” nhanh nhất từng được biết đến. Loài mối này cần đến khả năng tấn công nhanh như vậy để bảo vệ bản thân vì kích thước nhỏ của chúng khiến việc tạo ra đủ lực để gây tổn thương cho kẻ địch rất khó khăn.
Jeryemy Niven, thành viên nhóm nghiên cứu đồng thời là nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại STRI, cho biết: “Để tạo ra một lực tác động lớn với một vật thể nhỏ, bạn cần đạt đến một tốc độ rất cao”.
Vì những con mối thợ đối mặt với kẻ địch trong những đường hầm hẹp và có rất ít không gian để lẩn tránh cũng như rất ít thời gian để hoang phí. Khả năng tấn công chí mạng này đặc biệt hiệu quả, mặc dù nó chỉ có thể sử dụng ở khoảng cách ngắn.
.
Lực tấn công được tạo ra bằng cách làm biến dạng quai hàm. Hàm của chúng nghiến chặt cho đến khi ra đòn. Chiến lược tập trung năng lượng từ cơ bắp để tạo ra chuyển động cực nhanh cũng được châu chấu, kiến và ve sầu sử dụng.
Niven nhận định: “Những con mối cần tập trung năng lượng để tạo ra một lực phá hủy. Chúng tập trung năng lượng vào quai hàm những chúng tôi vẫn chưa biết bằng cách nó – đó là câu hỏi tiếp theo”.
Seid kết luận: “Về cơ bản, chúng tôi rất quan tâm đến sự tiến hóa não của mối thợ và làm thế nào chúng có thể sử dụng nhiều loại phòng vệ khác nhau”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology số ngày 25 tháng11, do phòng thí nghiệm sinh học thần kinh của Smithsonian tại Panama thực hiện.
Theo G.V