Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Phân biệt bệnh viêm da do tiếp xúc với côn trùng và bệnh Zona

Khác biệt từ nguyên nhân gây bênh

Bệnh Zona do một dạng vi khuẩn Herpes gây ra thường xuất hiện vào mùa xuân, tổn thương cơ bản là bọng nước đứng thành chùm, thường đứng một bên, xu hướng dọc dây thần kinh. Sau 4-5 ngày bọng nước xẹp khô, đóng vảy tiết vàng sẫm. Bọng nước khi lành để lại vết sẹo lõm bạc màu, không bao giờ mất, kèm theo có hạch lân cận xuất hiện rất sớm, đau rát tại chỗ.

Phân biệt bệnh viêm da do tiếp xúc với côn trùng và bệnh Zona

Những người đã từng bị bệnh thuỷ đậu (thường gặp ở trẻ nhỏ) có nguy cơ cao mắc bệnh Zona. Nếu mắc thuỷ đậu, dù được chữa khỏi nhưng trong cơ thể vẫn tồn tại virus “ẩn nấp” trong các tế bào thần kinh, chờ “thời cơ” gây bệnh Zona. Khi cơ thể yếu, ăn ngủ kém, lo nghĩ và lao động trí óc nhiều làm giảm sức đề kháng hoặc hệ thống miễn dịch suy giảm do bị nhiễm HIV, sử dụng hóa chất để điều trị ung thư… virus này sẽ hoạt động, gây bệnh Zona.

Bệnh Zona nếu không được chữa kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt, dẫn đến sưng phồng mí mắt, đỏ và đau. Lâu dần có thể bị sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực. Nặng hơn, có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp (glaucome) trong quãng đời sau, gây mù loà.

Còn bệnh viêm da do tiếp xúc với côn trùng là do ban đêm, những người có thói quen cởi trần, mặc áo hở, ngủ không mắc màn, mở cửa sổ bị những con côn trùng lạ mặt tấn công. Chúng đậu vào các vùng da hở, không có áo quần che chắn trên cơ thể như vùng cổ, tay và cánh tay, vùng mặt.

Những con thiêu thân có nhiều phấn, cơ thể bé nhỏ nên khó phát hiện. Một số loài côn trùng cánh cứng hay con kiến khoang chứa nhiều độc tố. Khi cơ thể người tiếp xúc với chúng chỉ có cảm giác buồn buồn ở da và theo phản xạ tự nhiên (cả trong lúc ngủ và thức) lấy tay đập, miết vào vùng da đó. Hệ quả là xuất hiện vệt đỏ trên da. Vết này có thể là do tay mình miết côn trùng, không phải côn trùng đốt.

Khi côn trùng chết, độc tố ở thân chúng tiết ra rất nhiều gây nên phỏng rộp làm cho da đau rát như bị bỏng. Phỏng nước sẽ dần xuất hiện với các hình dạng tròn, dẹt, dài và có màu vàng đục lấm tấm chạy theo vệt đỏ ban đầu. Sau một, hai ngày chúng tự vỡ và đóng thành vẩy tiết. Những vẩy tiết đó sẽ tự bong da, nhạt màu dần hoặc chuyển sang màu đen, nâu, thâm lại sau khoảng 1 tuần. Nếu để tự nhiên, không điều trị thì mất vài ba tháng những dấu vết trên da do tiếp xúc với côn trùng mới hết. Chúng có thể để lại vết tích bằng các đám thâm, những đám trắng hồng từ vệt đỏ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý cho người mắc phải, đặc biệt là chị em nếu bị ở vùng tay hoặc cổ.

Về mặt điều trị

Điều trị viêm da tiếp xúc bởi côn trùng đơn giản và nhanh hơn so với điều trị zona. Bệnh viêm da do tiếp xúc với côn trùng chỉ cần rửa thương tổn bằng các dung dịch như nước muối sinh lý hoặc nước sạch để trung hòa hóa chất gây bỏng do côn trùng tiết ra, dùng các thuốc bôi làm dịu như kem kẽm, kem corticoid... Trường hợp nhiễm khuẩn có thể dùng thuốc kháng sinh. Nếu điều trị đúng và kịp thời thì chỉ trong khoảng 7-10 ngày là khỏi, không để lại vết sẹo.

Bệnh zona cần thời gian điều trị dài hơn. Nó sẽ khỏi trong 2 - 3 tuần nếu điều trị bằng acyclovir đường uống và đường bôi, chống viêm giảm đau, an thần. Khi khỏi, bệnh có thể để lại dấu hiệu giảm sắc trên da.

Sử dụng sai thuốc điều trị viêm da kích ứng do côn trùng với thuốc trị bệnh Zona sẽ để lại những hậu quả khó lường. Không những bệnh không giảm mà ngày càng phát triển, kèm theo các nguy cơ cho sức khỏe.

Hơn nữa, bệnh zona thì khó có thể dự phòng. Nếu không phân biệt được hai chứng bệnh trên thì bạn nên đến chuyên khoa da liễu để có cách xử lý thích hợp, không nên tự điều trị.

Phòng tránh viêm da tiếp xúc bởi côn trùng

- Để tránh tiếp xúc với côn trùng, nên đóng kín các cửa, làm cửa chống côn trùng hoặc dùng lưới ngăn côn trùng, buông rèm nếu bật đèn để chúng không bay vào nhà, nhất là vào mùa mưa bão, mùa gặt.

- Không giết côn trùng bằng tay, không để da tiếp xúc với chất dịch do côn trùng tiết ra. Khi đã phát bệnh thì không nên chạm tay vào vùng thương tổn rồi chạm vào vùng da khác.

- Tạo thói quen kiểm tra kỹ áo quần, khăn mặt, thau chậu, nước tắm trước khi sử dụng; kiểm tra giường chiếu trước khi ngủ để phát hiện những côn trùng ẩn nấp bên trong.

- Mắc màn trước khi ngủ, soi kỹ các góc màn để tránh côn trùng.

Mặc quần áo dài ống, đội mũ, mang các đồ bảo vệ (như ủng, mũ, găng, đeo kính) khi đến những nơi côn trùng phát triển ( bụi cây, đống rác, đống củi, đống gạch, nhà bỏ hoang,...).

- Giữ nhà cửa và môi trường đất, nước thông thoáng, sạch, phá bỏ các đống rác, gạch vụn, cỏ khô... Bỏ các vũng nước, các chậu nước, bồn nước không dùng đến, thả cá các bồn nước, bể nước.

- Có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại vào những nơi có nguy cơ cao côn trùng sinh sống.

- Những người từng bị dị ứng do tiếp xúc với côn trùng cần đặc biệt tránh xa côn trùng.

 

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?