Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Hội An - thành phố mối - diệt mối tốt nhất hiện nay

Cả "thành phố mối" trong lòng đất phố cổ

>> Các nhà khoa học khoa học chứng minh khỉ có thể làm toán

>> Muỗi, Bạch tuộc xanh và 6 kẻ thù đáng sợ cho con người

>> Nguồn gốc chính xác của loài chó xoáy Phú Quốc ở đâu?

Trong những ngày mưa lũ dâng ngập các tuyến đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học… ven sông Hoài (Hội An), ông Nguyễn Đình Hoàng, chuyên viên Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An đưa chúng tôi đến căn nhà đã trên 300 năm tuổi số 126/2 Trần Phú. Đây là một trong những di tích được xếp loại đặc biệt nhưng đã xuống cấp hơn 75%.

Hội An - thành phố mối

Trụ cột trong ngôi nhà đã ngả nghiêng xiêu vẹo, mái trước, mái sau đều dột nát. Chủ nhà, ông Thái Tế Biêu, nhớ lại các đợt lụt năm 2007, 2009, cả nhà mấy phen "đứng tim" khi nước lũ ngập cao bất ngờ, không kịp chằng chống gì, chỉ che bạt kín bốn phía rồi đi sơ tán.

Gần đó là di tích 26 Bạch Đằng cũng trong tình trạng xuống cấp tương tự. Do gia đình không có kinh phí để cùng với chính quyền tu bổ nên TP Hội An đã phải đưa họ ra ở khu chung cư, đồng thời tháo dỡ phần nhà phía sau vì có thể đổ xuống bất cứ lúc nào…

Đây chỉ là vài ví dụ điển hình trong hàng trăm di tích kiến trúc ở Hội An đang bị mối, mọt tấn công khiến tình trạng xuống cấp ngày càng đáng lo ngại.

"Mấy cái cột và cửa gỗ bị mối mọt ăn hết, qua đợt lụt lớn năm 2007 bị ngâm nước nên nhà lún, nghiêng, rất dễ bị đổ sập”, ông Phạm Đương, chủ di tích 104 Bạch Đằng, cho biết. “Vì vậy mỗi khi mưa lũ đến là cả nhà phải sơ tán đi nơi khác".

Cũng vậy, ông Lê Chương, chủ di tích 101 Nguyễn Thái Học, cho biết, căn nhà đã quá xuống cấp do mối mọt và lũ lụt nhưng kinh phí tu sửa không đủ nên chỉ mới tu bổ một phần. Nhiều khi trời mưa thì ngồi trong nhà cũng như đang ở ngoài trời.

Theo ông Nguyễn Đức Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An, các di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hội An - di sản văn hoá thế giới - có niên đại xây dựng phổ biến vào thế kỷ XIX với kết cấu chủ yếu bằng gỗ. Trong đó, nhiều di tích loại đặc biệt có giá trị lịch sử rất quan trọng. Kiến trúc, vẻ đẹp của những nét chạm trổ trên gỗ độc đáo trên các vì kèo, vỏ cua, trụ đội và các chi tiết con gống, con ke... làm cho các di tích là nơi tham quan, nghiên cứu khá lý tưởng.

Tuy nhiên, hằng năm Hội An đều phải chịu đựng nhiều trận bão, lụt lớn và có độ ẩm ướt cao. Đó chính là môi trường thuận lợi cho nấm, mốc, mối, mọt… hại gỗ sinh sôi, phát triển. Vì vậy, tuổi thọ của các cấu kiện gỗ xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu chịu lực của các di tích, gây nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Cả “TP mối” dưới lòng đất

Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An nói rằng các nhà nghiên cứu cho biết có đến 134 loại mối ở vùng đất Hội An, riêng khu vực phố cổ đã phát hiện 34 loại mối nằm trong cây, làm tổ trên cao, dưới lòng đất… “Thậm chí một số khu vực hình thành cả “TP mối” dưới lòng đất, liên cư liên địa với nhau, không có ranh giới”, ông Minh nói. “Có những loại mối hoạt động cách xa tổ đến cả trăm mét, có mặt khắp mọi ngóc ngách, xó xỉnh rất nguy hiểm đối với các di tích!”

Ông Nguyễn Đình Hoàng cho biết thêm, qua khảo sát chỉ riêng ở phường Minh An đã có 24/32 di tích loại đặc biệt bị nấm mốc, mối, mọt phá hoại (chiếm 75%). Sự phá hoại của các loại côn trùng này rất khó phát hiện do chúng âm thầm ngấm ngầm đục khoét bên trong các cấu kiện gỗ. Khi nhìn từ bên ngoài rất khó nhận biết dù các rường, cột, vì kèo… đã bị đục ruỗng từ bao giờ.

Theo Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An, mỗi năm kinh phí tu bổ di tích ở phố cổ Hội An lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên hầu hết các di tích được tu bổ đều chưa được quan tâm đúng mức việc phòng chống mối, mọt cho các cấu kiện gỗ thay thế (thay mới) cũng như các cấu kiện gỗ tận dụng lại. Do vậy, một số di tích sau khi tu bổ chỉ từ 2 - 3 năm đã bị mối mọt tấn công, phá hoại như nhà số 33 Nguyễn Thái Học, nhà số 9 Nguyễn Thái Học...

Ngoài các công trình tu bổ do nhà nước đầu tư còn có nhiều công trình do nhân dân tự làm. Vì vậy, có rất nhiều khối lượng gỗ không được chọn lọc, xử lý mối trước khi đưa vào khu phố cổ và trở thành nguồn thức ăn rất lớn cho côn trùng hại gỗ sinh sôi, phát triển. Các cấu kiện gỗ mới được đưa vào tu bổ còn có nhiều nhược điểm như cây gỗ chưa đủ tuổi khai thác, chưa được phơi khô… đã dẫn đến rạn, nứt trên bề mặt, tạo ra những nơi thích hợp cho mối, mọt trú ẩn trong mùa vũ hoá (mối chúa đã trưởng thành phát tán bay ra khỏi tổ để lập thành những tổ mối mới tại những vị trí mà chúng đến cư trú)…

Ông Hoàng nói rằng trong lĩnh vực xây dựng, công tác chống mối, mọt có định mức chi tiết, tuy nhiên trong lĩnh vực tu bổ di tích ở Hội An thì các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam lại chưa có định mức này. Vì vậy khi chúng tôi lập phương án đề xuất kinh phí chống mối, mọt thường bị các cơ quan thẩm định “tuỳ nghi” cắt bớt nên rất khó tìm đơn vị thi công vì chi phí không đủ.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?