Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Hiểu biết thêm về bệnh sốt xuất huyết, diệt loài muỗi giá rẻ

Muỗi vằn Ades aegypty

Chúng ta đã biết, muỗi vằn Ades aegypty là vector chính trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) ở Nam Bộ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người chưa hiểu biết rõ những đặc điểm sinh sống, hoạt động của loài muỗi này có liên quan đến bệnh SXH như thế nào, nên chưa tích cực phòng chống hoặc phòng chống chưa tốt. Từ đó bệnh SXH hằng năm vẫn cứ như “đến hẹn lại lên”, khó ngăn chặn.

>> Phun thuốc diệt muỗi cho hộ gia đình, báo giá diệt muỗi năm 2015

>> Dịch vụ phun thuốc diệt muỗi, giá thành phun thuốc diệt muỗi

Theo tài liệu và qua thực tiễn làm công tác côn trùng “ba diệt”, nhiều năm trực tiếp giám sát điều tra muỗi, chúng tôi thấy rằng, muỗi vằn truyền bệnh SXH là loại sống trong nhà, mọi hoạt động trong vòng đời gắn liền với đời sống con người. Chúng tìm mồi suốt ngày, nhưng thường hoạt động tích cực vào sáng sớm và chiều mát, chỉ đậu nghỉ khi đã no máu hoặc vào ban đêm.

Muỗi SXH rất tinh ranh

Muỗi vằn tìm chích người trong nhà hoặc ngoài hiên nhà và chỉ trú đậu tiêu máu trong nhà, chưa thấy muỗi tìm đốt người hay trú đậu ngoài nhà. Đặc biệt, chúng rất thích đậu trên các loại vải có màu tối đậm, nhiều lông tơ mịn: áo len, quần jean và cũng thích trú đậu trên quần áo chưa giặt giũ…

Muỗi SXH rất tinh ranh, nhanh nhẹn, thường bay lượn quan sát chỗ người lớn lao động hay trẻ em sinh hoạt vui chơi. Khi có thời cơ, sẵn sàng đáp xuống chích hút máu ngay, rồi bay đi rất nhanh, vì chúng không rình mồi, không gây mê da khi đốt như nhiều loại muỗi khác. Muỗi SXH chỉ đẻ ở các vật chứa nước sạch có sẵn trong nhà và xung quanh hiên nhà, nhất là những vật chứa có ánh sáng mặt trời chiếu rọi 30-40%/ngày (cho nước ấm), chưa thấy tài liệu nào ghi nhận muỗi vằn đẻ nơi nước dơ bẩn.

Mật độ muỗi vằn Ades aegypty trong mỗi gia đình, đặc biệt là trong vùng dịch (vào đầu và cuối mùa mưa hoặc những thời kỳ nắng nóng xen kẽ mưa rào trong mùa mưa) thường rất cao, chính áp lực mật số cao cũng buộc chúng phải phân tán tìm mồi và gieo rắc mầm bệnh.

Ngăn được bệnh SXH không phát thành dịch lớn

Những điều nêu trên cho thấy, để không có loài muỗi vằn thì quả là khó khăn, vì chúng ta không thể nào diệt hết chúng được. Bởi lẽ, tất cả các biện pháp diệt muỗi và lăng quăng hiện nay không thể nào tổ chức thực hiện đều khắp, triệt để, thường xuyên và liên tục được.

Hơn nữa, khả năng phục hồi mật số ban đầu và khả năng phát tán của muỗi vằn là rất cao, ta không thể khống chế tốt được. Chỉ cần diệt được một vài thế hệ trong mùa dịch, để khống chế mật số muỗi ở mức hợp lý khi chúng đang có khả năng mang mầm bệnh là virus Dengue các tuýp, thì cũng có khả năng ngăn được bệnh SXH không phát thành dịch lớn.

Có một kinh nghiệm được thực hiện đạt kết quả tốt, là cứ 5-7 ngày/lần, đóng kín các cửa sổ rồi dùng thuốc xịt muỗi dạng xông hơi: Raid, Jumbo… xịt khắp những nơi muỗi thường trú đậu trong nhà như: nơi treo móc quần áo, mùng, màng cửa, kệ sách…xong, mọi người ra khỏi nhà, đóng kín các cửa ra vào, vài giờ sau, mở thông các cửa và quét gom muỗi để tiêu hủy.

Từ những phân tích trên, mọi người cần có biện pháp tốt nhất để phòng tránh dịch bệnh SXH. Ngoài việc phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách, khoanh vùng dập dịch kịp thời thì quan trọng hơn là cần phải ngăn chặn, hạn chế không cho muỗi vằn tiếp xúc với người. Cách hiệu quả nhất là tuyên truyền sao để mỗi người dân tự ý thức và tích cực diệt muỗi mọi lúc, mọi nơi, chứ không chỉ diệt lăng quăng, diệt muỗi chiếu lệ từng đợt khi xảy ra dịch như một số nơi đã và đang làm.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?