Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Thụ tinh nhân tạo cho... muỗi, loài côn trùng truyền sốt rét

Bật điều hòa cho muỗi…ngủ

TS Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho biết, để phục vụ công tác nghiên cứu côn trùng truyền bệnh và cách phòng chống bệnh, Khoa Côn trùng phải duy trì nhiều chủng muỗi. Số muỗi này không chỉ phục vụ công tác nghiên cứu mà còn cung cấp muỗi cho các sinh viên ngành Y.

>> Hướng dẫn diệt chuột ở quận Thủ Đức

>> Bảng tính toán độ đau đớn khi bị côn trùng đốt

Việc bắt muỗi ngoài tự nhiên không phải lúc nào cũng được như mong muốn, nên trong Khoa Côn trùng luôn nuôi hàng ngàn con muỗi để thuận lợi trong công việc.

Các cán bộ của Khoa Côn trùng phải thay nhau chăm sóc đàn muỗi. Phòng nuôi muỗi luôn phải bật điều hòa cho phù hợp với điều kiện sống của chúng. Anh Nguyễn Văn Đạt, nhân viên trực tiếp chăm sóc đàn muỗi cho biết, công việc hàng ngày của anh là xem đàn muỗi có bị quá nóng hay quá lạnh hay không để điều khiển nhiệt độ phù hợp.

Kiểm tra sự an toàn cho lũ loăng quăng

Anh cùng các nhân viên khác thường phải kiểm tra sự an toàn cho lũ loăng quăng, bọ gậy, vì đôi khi chúng sẽ bị kiến “xâm hại”. Chúng được ăn theo chế độ phù hợp, các khay nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ. Nhân viên ở đây cũng phải theo dõi sát việc phát triển của bọ gậy khi chúng biến thành loăng quăng, sau đó bắt riêng chúng ra, cho sẵn vào lồng để tránh bay ra môi trường bên ngoài.

Đối với muỗi lại có chế độ chăm sóc khác. Chúng được nhốt vào các lồng, thường xuyên cho đốt vật nuôi để lấy máu. Vật nuôi có thể là chuột bạch hoặc gà... Anh Đạt cho biết, những lúc muốn muỗi sinh sản, cần kích thích bằng cách cho chúng hút máu động vật, thậm chí là máu người.

Có một số chủng muỗi chỉ thích hút máu người nên nếu muốn chúng sinh sản, các nhân viên phải thay nhau chìa tay vào lồng nuôi cho muỗi đốt. Đương nhiên, các nhân viên phải bôi thuốc phòng bệnh từ trước.

Ép muỗi… đẻ

TS Vũ Đức Chính cho biết, nuôi muỗi gặp nhiều vấn đề phức tạp. Các chủng muỗi sống ngoài tự nhiên có những cảm nhận riêng biệt. Chúng thường tìm những nơi có không gian, môi trường thuận lợi, các khu vực có nước với điều kiện đủ thức ăn thì mới giao phối và đẻ. Thế nhưng, trong điều kiện của phòng nghiên cứu, cho dù đã được điều chỉnh nhiệt độ và tạo các khay nước đủ thức ăn nhưng có một số loài muỗi vẫn kiến quyết… không chịu đẻ. Chính vì vậy, để duy trì chỉ có cách thụ tinh nhân tạo cho muỗi.

“Với những chủng muỗi không tự giao phối, chúng tôi sẽ tiến hành thụ tinh nhân tạo. Chúng tôi gây mê 2 con muỗi rồi cho chúng tiếp xúc với nhau. Đây cũng là kỹ thuật quan trọng, nếu gây mê quá liều sẽ làm cho muỗi chết”, TS Vũ Đức Chính chia sẻ.

Thụ tinh nhân tạo chưa hẳn đã khiến muỗi sinh đẻ

Nhưng việc thụ tinh nhân tạo chưa hẳn đã khiến muỗi sinh đẻ được, vì có một số loài muỗi dù “mang bầu” nhưng không thể thích nghi với điều kiện môi trường phòng thí nghiệm và không chịu sà xuống nước để đẻ. Khi ấy, các nhân viên của Khoa Côn trùng lại phải đổi phương án là cắt bớt một cánh của muỗi cái rồi cho chúng nằm trên mặt nước có đủ thức ăn cho chúng sinh nở.

TS Vũ Đức Chính cho biết, việc bắt các chủng muỗi ngoài tự nhiên về nghiên cứu rất phức tạp. Để bẫy được muỗi, các nhân viên của Khoa Côn trùng phải dùng đèn lùa muỗi vào lồng. Một số loại muỗi chỉ có thể dùng chính cơ thể người để bẫy. Khi đó, các nhân viên của Khoa Côn trùng phải trực tiếp ngồi chìa chân cho muỗi đốt rồi dùng các dụng cụ chụp chúng lại.

Có loài muỗi chỉ đốt ban ngày, nhưng có một số khác lại chỉ đốt người vào ban đêm nên việc bắt muỗi cũng phải tuân theo quy luật này. Điều đáng nói, việc đi bắt muỗi ngoài tự nhiên rất dễ dẫn đến việc người ngồi làm “bẫy” sẽ bị muỗi truyền bệnh. Không ít người ở Khoa Côn trùng đi bắt muỗi đã bị sốt rét hoặc sốt xuất huyết…

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?