Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Trẻ em bị sốt vì kiến ba khoang cắn năm 2016

Bị côn trùng kiến ba khoang đốt nếu không phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng vết thương, đau rát, thậm chí gây sốt.

>> Bác sĩ cây trồng có khoảng 14.000 loài kiến

>> Diệt kiến ba khoang giá rẻ tháng 04 năm 2016

Chị Nga thấy buồn buồn, ngứa ngứa phía sau gáy, quờ tay đập nhẹ thì chị giết được một con côn trùng bọ. Chỉ có thế thôi mà đến chiều, chỗ ấy sưng rộp lên rồi lan ra đến tận cổ. Chị dùng nước mát chườm lên cho đỡ rát, rồi mua typ acyclovir về bôi. Bôi thuốc đến 3 ngày mà vết bỏng chẳng đỡ, chỉ thấy đau rát và ngứa muốn gãi. Nghĩ mình bị giời leo, chị sốt ruột nhai tiếp ít hạt đậu xanh và đắp lên đó.

Không ngờ hôm sau vết bỏng sưng phồng, tấy đỏ khiến chị phát sốt. Chị đi khám thì mới biết bị dị ứng do chất độc của côn trùng kiến ba khoang, ngoài ra chị còn bị nhiễm trùng vết thương do đắp bã hạt đậu xanh.

Chị Nga vẫn chưa tin lắm, vì trước nay khi bị giời leo các cụ vẫn dạy là nhai nát hạt đậu xanh rồi đắp lên là khỏi, hạt đậu xanh rất lành, sao mà nhiễm trùng được?

Côn trùng kiến ba khoang gây ra bỏng

Bác sĩ mỉm cười giải thích: cách chữa giời leo bằng cách đó là dân gian truyền tai nhau, cũng có trường hợp không bị nhiễm trùng, nhưng đa phần thì gây hại. Tuy hạt đậu xanh không độc, nhưng trong nước bọt có vi khuẩn, nó có thể khiến vùng da bị tổn thương nặng hơn. Đằng này chị không phải bị giời leo mà là do chất độc của côn trùng kiến ba khoang gây ra bỏng.

Trên người côn trùng kiến ba khoang chứa chất nọc rất độc, chỉ cần một tiếp xúc từ da với cơ thể chúng cũng để lại những thương tổn. Khi phát hiện ra kiến ba khoang, nhiều người dùng tay đập, giết luôn trên da như với muỗi, kiến thông thường khiến nọc độc lan ra, cả vết đốt lẫn vùng da xung quanh và lòng bàn tay. Nếu sau đó không để ý vết thương có thể tiến triển gây viêm da và kéo dài thời gian khỏi.

Thấy côn trùng kiến ba khoang trên da

Bác sĩ hướng dẫn thêm: khi thấy côn trùng kiến ba khoang trên da, tuyệt đối không tự dùng tay trần để giết chúng, hãy thổi nhẹ hoặc dùng vật dụng hất chúng ra, tránh lây lan diện rộng. Trong trường hợp đã bị đốt, cần tránh những sai lầm như sau:

Rửa vết thương bằng nước thông thường: sau khi bị côn trùng kiến ba khoang đốt, rửa tay bằng nước sạch thôi không đủ để tránh lây lan cũng như khử trùng tạm thời cho vết thương. Nhiều người thường nhầm lẫn vết đốt do kiến ba khoang với bệnh zona, khi trên da xuất hiện những vết phỏng rộng, lan tỏa, có mủ đã tự mua thuốc để bôi. Do không nắm rõ tình hình tiến triển của vết thương và cứ nghĩ bôi càng nhiều thuốc càng tốt.

Có những người bệnh bôi quá nhiều acyclovir đến mức bị loét da, tổn thương sâu hơn, lúc này việc điều trị sẽ càng lâu hơn. Khi bị kiến ba khoang đốt, triệu chứng đầu tiên sẽ gặp phải là ngứa rát râm ran rất khó chịu và kéo dài. Khi đó nhiều người có thói quen gãi vết thương, việc làm này có thể gây bợt da, trầy loét vết đốt, tổn thương sâu. Hơn nữa, tay tiếp xúc với nhiều bề mặt sẽ chứa những bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho những vết thương hở, có thể dẫn tới nhiễm trùng da, nếu kéo dài dễ dẫn tới nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm. Vì thế, tuyệt đối không gãi những vết thương.

Việc cần làm khi bị kiến ba khoang đốt: khi bị loài côn trùng này cắn hãy rửa sạch tay với xà phòng, nếu thấy xuất hiện các vết ban đỏ, lấm tấm mụn nước hãy dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ ngày 3-4 lần để trung hòa chất tiết của côn trùng. Với những vết thương hãy bôi các thuốc như hồ nước để làm dịu da. Nếu vết thương không giảm thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng thuốc và vệ sinh vết thương đúng cách, tránh nhiễm trùng.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?