Bác sĩ cây trồng có khoảng 14.000 loài kiến
Diệt côn trùng tránh phá hoại vườn rau
Các loại côn trùng như kiến, cào cào, châu chấu, ve chó và dịch hại thường hay hiện diện và gây hại trong vườn rau, hoa hoặc cây ăn trái, đe dọa đến sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, những người làm vườn cần nghiên cứu tập tính sinh hoạt, cách gây hại của chúng. Bài viết này nhằm cũng cấp những biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, trong đó nhấn mạnh biện pháp phòng trừ sinh học và hữu cơ
>> 3 cách diệt kiến bằng giấm và thảo mộc 2016
>> 2 cách diệt kiến bằng tiêu và thùng nhựa 2016
>> 2 cách diệt kiến bằng bột mì và chậu hoa 2016
Các nhà khoa học cho rằng có khoảng trên 14.000 loài côn trùng kiến trên khắp thế giới. Một số loài trong đó rất hữu ích, giúp người làm vườn phòng trừ sinh học. Một số loài lại cắn cơ thể con người rất đau và độc. Một số loài lại phá hại cây trồng, vì thế, phòng trừ côn trùng kiến tập trung vào nhóm côn trùng kiến này. Thường những loài côn trùng kiến đen nhỏ lục lọi tìm kiếm thức ăn, khi thấy chỉ một vài con côn trùng kiến thì có khả năng đã có dấu vết đường đi ở đó và cả một đoàn côn trùng kiến đang di chuyển trên đường đi quen biết của chúng.
Trong vườn rau, côn trùng kiến “trông coi” rầy mềm (aphid), thậm chí có thể dịch chuyển những con côn trùng rầy mềm này đặt vào những cây trồng phù hợp nhằm hút dịch ngọt do rầy mềm tiết ra sau khi chúng hút nhựa cây. Côn trùng rệp bông (Mealy bug) và côn trùng rệp vảy (Scale) là những loài côn trùng có cơ thể mềm khác tiết dịch ngọt hấp dẫn côn trùng kiến đến thu nhặt. Côn trùng kiến tạo thành những đường hầm và làm tổ trong đất vườn làm xói mòn rễ cây và phá hại mọi thứ trong vườn khi không được phòng trừ.
Mục đích phòng là chính nên dùng thuốc xua đuổi hơn là tiêu diệt chúng bởi vì khi côn trùng kiến bị tấn công, một số côn trùng kiến tập hợp trứng của chúng và di chuyển đến vị trí khác. Vì thế mục tiêu chúng ta là làm cho chúng di chuyển tổ đến nơi khác mà không gây hại cây vườn.
Phương pháp để xua đuổi côn trùng kiến
- Hàn the (borac, natri tetraborat) có thể sử dụng như là thuốc trừ sâu thiên nhiên, nhưng chú ý giữ xa trẻ em, động vật trong nhà. Khi dùng chú ý che mắt, mũi, đeo găng tay và rửa sạch sau khi làm xong. Borac trộn với bơ đậu phộng hoặc là những thứ ngọt như mật ong, làm cho kiến thích ăn và mang thức ăn đó vào tổ cho cả đàn cùng ăn nhằm tiêu diệt cả đàn côn trùng kiến.
- Ngoài ra chất điatômit (đá tảo diatomite) dùng rải trên lối đi của côn trùng kiến có thể tiêu diệt chúng do làm mất nước khi chúng đi về tổ.
- Cũng có thể dùng dung dịch gồm tỏi, tiêu cay, xà phòng, dầu thực vật, dầu lửa và nước phun trừ côn trùng kiến nhưng tốn nhiều thuốc vì chúng quá nhiều.
- Thấm nhẹ dung dịch gồm một ít mứt, mật ong hoặc nước đường (có thể thêm borac) trên nền cây bị nhiễm rầy mềm (aphid). Như vậy sẽ giữ côn trùng kiến lại, trong khi chúng ta thiết lập một số bọ rùa (ladybugs) tiêu diệt côn trùng rầy mềm. Không cần phun xịt trừ côn trùng kiến vì chúng ta chỉ trừ kiến trên cây, trong khi chúng có cả đàn dự trữ dưới mặt đất có thể nhanh chóng xuất hiện trở lại.
- Gọt vỏ quả dưa leo trên lối đi của côn trùng kiến làm cho chúng tránh xa một thời gian do chúng có bản tính tự nhiên không thích dưa leo.
- Khi thấy tổ côn trùng kiến, có thể rải một hoặc các thứ sau: tiêu đen, bột quế hoặc bột ớt, muối có thể làm cho kiến trở thành mê loạn, điên cuồng mà bỏ đi nơi khác.
- Dùng nước đun sôi dội lên côn trùng kiến nhưng tránh hư hại cây. Có thể dùng nước nóng rót vào tổ diệt côn trùng kiến chúa, nhưng thường khó vì chúng làm tổ rất sâu và ngăn không cho nước mưa và nước lụt tràn vào.