Tài liệu thiết bị tạo bông kết tủa siêu cao tốc
1) Đẩy nhanh tốc độ lắng
Tạo được những viên bông cặn với mật độ hạt cao và đường kính lớn nhờ lựa chọn chất keo tụ phù hợp với tính chất của nước thải và thiết lập phương pháp pha trộn chất hỗ trợ tạo bông cao phân tử cũng như điều kiện khuấy trộn. Nhờ mật độ hạt cao và đường kính lớn nên tốc độ lắng sẽ nhanh hơn và có thể thiết lập tải trọng bề mặt của thiết bị (dưới đây gọi là LV) ở mức trên 10m/h (hơn 10 lần so với LV truyền thống).
2) Ổn định chất lượng nước sau xử lý
Có thể bắt được những bông cặn li ti nhờ sự hình thành lớp hỗn hợp bùn với những hạt mịn, giúp xử lý SS một cách ổn định.
3) Không cần bể tạo bông
Không cần bể tạo bông vì thời gian cần để tạo bông ngắn do thiết lập được các điều kiện phản ứng tạo bông tối ưu.
4) Không cần bể cô đặc bùn
Nhờ tạo thành các viên bông cặn và cố kết được hỗn hợp bùn nên có thể tăng được nồng độ bùn thải lên đến 30.000~40.000mg/l (gấp 3~4 lần nồng độ thông thường). Theo đó, vì có thể xử lý khử nước trực tiếp đối với hỗn hợp bùn nên không cần bể cô đặc bùn nữa.
5) Tăng tính vận hành
Nhờ đặc điểm ở mục 2) kể trên mà chất lượng nước không suy giảm cho dù việc vận hành không được liên tục, đồng thời, có thể tái khởi động thiết bị trong một thời gian ngắn nên giúp nâng cao tính vận hành đối với toàn bộ việc xử lý nước thải.
Đính kèm | Dung lượng |
---|---|
Tài liệu thiết bị tạo bông kết tủa siêu cao tốc | 250.42 KB |