Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Những sai lầm của con người về thế giới động vật

Những khám phá về khoa học luôn thu hút được sự quan tâm, đặc biệt trong thế giới sinh vật học. Việc nghiên cứu về các loài động vật vẫn luôn được quan tâm và chú ý, chúng ta đã có nhiều phát hiện thú vị đằng sau nhiều loài. Trong bài viết này, xin được đề cập tới một vài phát hiện thú vị về các loài động vật. Nhưng sự khác biệt ở đây là những điều thú vị được nói đến tới đây đều không thực sự đúng, cho dù chúng đã được lưu truyền từ rất lâu hay rất nhiều người biết. Hi vọng là trong thời gian gần sẽ không còn tồn tại những sự thật sai lệch này nữa.

1. Có phải loài ong luôn chết sau khi đốt người ?

Ong là một loài côn trùng được ưa thích ở mức trung bình của con người, chúng ta không coi đó là một loài quá nguy hiểm nhưng cũng luôn đề phòng trước những vụ tấn công từ loài này. Chúng ta luôn có tư tưởng nghĩ rằng ong mật thật đáng yêu vì chúng cung cấp cho con người những thứ hữu dụng như mật ong, sáp ong hay sữa ong chúa ….Ong cũng có nhiều giống khác ngoài ong mật, một trong số đó là ong bắp cày – chúng dữ dằn, đáng sợ và nên tránh xa. Trên thế giới đã có nhiều vụ tử vong hàng loạt do bị ong bắp cày tấn công

Thực tế rằng loài ong có nhiều loại hơn hai loại trên và mỗi loại nói trên đều bao gồm nhiều giống, chủng khác nhau. Chúng ta cũng luôn nghĩ rằng  chỉ khi nào bị con người làm phiền cực kì loài ong mới đốt chúng ta bởi rằng sau khi đốt chúng sẽ nhanh chóng chết đi, tất cả lũ ong đều như vậy. Tuy nhiên không hẳn là luôn như thế. Việc ong chết sau khi đốt chúng ta có nguyên do là ngòi của chúng. Ngòi ong mật gồm một kim ở phía cuối lưng và hai kim ở cuối bụng. Các kim đó thông với tuyến nọc độc và các cơ quan nội tạng trong bụng ong mật. Phần nhọn của kim cuối bụng có mấy chiếc ngạnh cong. Khi ngòi ong cắm vào da người rồi rút ra, những chiếc ngạnh cong mắc trong da thịt người kéo cả ngòi và một phần ruột ong tuột ra theo, sau đó không lâu ong sẽ chết. Tuy nhiên những chú ong chết vì lý do đốt người này là ong mật. Đối với ong vò vẽ, ngòi chích của chúng không có gai nên khi chích vào da người ngòi không bị rứt khỏi cơ thể ong. Chính vì vậy mà ong vò vẽ có thể chích nhiều lần liên tục mà không sợ mất mạng như ong mật.

2. Dolly là sinh vật đầu tiên được nhân bản trên thế giới ?

Cừu Dolly là động vật có vú chứ không phải sinh vật đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Sinh vật đầu tiên được nhân bản thành công trên thế giới không phải là chú cừu nổi tiếng này mà là một chú nòng nọc vào năm 1952.

Trước đó, năm 1995, một năm trước khi Dolly được sinh ra, có 5 chú cừu nhỏ cũng đã được thực hiện nhân bản vô tính tại viện Roslin. Hai trong số đó đã sống sót đến tuổi trưởng thành, chúng là Megan và Morag. Tuy nhiên sự khác biệt của là chúng được tạo ra bằng cách sử dụng tế bào nuôi cấy có nguồn gốc từ một phôi thai chín ngày tuổi, trong khi Dolly có nguồn gốc từ các tế bào của một con vật trưởng thành. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những tế bào soma đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ thể động vật dưới một số điều kiện nhất định có thể chuyển thành những dạng toàn năng (pluripotent) chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận của cơ thể con vật. Cái tên Dolly bắt nguồn từ việc nó được tạo ra từ tuyến vú của một con cừu cái, do đó nó được đặt theo tên của Dolly Parton, nữ ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng có bộ ngực đồ sộ [Wikipedia].

3. Có hàng trăm loài rắn độc trên thế giới

Thực tế rằng từ “rắn độc” được sử dụng ở đây là thiếu chính xác. Chất độc/độc tố (poisonous) là những chất được hít hay nuốt vào, trong khi nọc (venomous) được tiêm vào thông qua vết cắn. Như vậy rắn có độc và rắn có nọc độc là hoàn toàn khác nhau. Các loại rắn có nọc sử dụng độc tố hoại máu (hemotoxin) thường có các răng nọc ở phía trước miệng chúng, giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tiêm nọc vào nạn nhân của chúng.

Hầu hết các loài rắn trên thế giới (khoảng 600 loài) đều có thể là rắn có nọc ở một mức độ nào đó, với các loài rắn vô hại có nọc yếu và không có răng nọc. Phần lớn các loài rắn hiện tại được gán nhãn “không nọc độc” có thể vẫn được coi là vô hại theo thuyết này, do chúng hoặc là không có phương thức truyền nọc hoặc là không đủ khả năng truyền một lượng nọc đủ để gây nguy hiểm cho con người.

Ước tính chỉ có hai loài rắn độc trên thế giới. Một trog số đó là rắn cỏ Nhật Bản. Nó ăn cóc độc và hấp thụ lại các chất độc tại một tuyến trên cổ của bản thân. Điều này có nghĩa rằng bất cứ loài ăn thịt nào tấn công vào vùng cổ của loài rắn này sẽ coi như chúng đang uống thuốc độc. Loài rắn độc khác là một loại rắn sọc Oregon, nó ăn sa giông bụng nhám và cũng hấp thu và tích lũy độc trên cơ thể mình.

4. Tất cả các loài ếch đều kêu ộp ộp

Loài ếch là một loài động vật quen thuộc với chúng ta, nhắc đến chúng con người chúng ta thường nhắc đến tiếng kêu ộp ộp. Tuy nhiên, nếu nói rằng âm thanh thông dụng được biết tới của loài ếch là những tiếng “ộp ộp” thì có lẽ chuẩn xác hơn là coi như toàn bộ loài ếch đều phát ra những âm thanh như thế. Sự hiểu nhầm về chúng có lẽ một phần là do những tác động âm thanh cố hữu từ phim ảnh, hoạt hình, sách truyện … Nếu xét trên góc độ khoa học thì đây là một sự ngộ nhận và không hề đúng.

Loài ếch bao gồm rất nhiều giống loài khác nhau và hình thức thể hiện âm thanh . Tiếng ộp ộp thường thấy là của loài ếch cây Thái Bình Dương, được tìm thấy phổ biến dọc theo bờ biển phía tây Bắc Mỹ. Âm thanh này đã được ghi nhận nhiều và trở thành một biểu tượng âm thanh chung toàn loài và được sử dụng như một đại diện tiêu biểu. Một số loài ếch khác ở những vùng khác như châu Phi, châu Á thường tạo ra những âm thanh khác như tiếng giống tiếng sủa, gầm, còi hoặc các loại âm thanh nhỏ khó nghe khác.

5. Sâu tai (Earwigs) bò vào trong tai và não của con người

Nếu điều nói trên là sự thật, chắc hẳn bạn sẽ rất sợ hãi khi “đối mặt” với loài sâu này. Có lẽ suy nghĩ này xuất phát từ cái tên “sâu tai”. Thực tế rằng loài này không hề bò vào tai con người nhiều hơn bất kì loài côn trùng nào khác và chắc chắn chúng không bao giờ chui được sâu vào bộ não của chúng ta. Vậy, nguyên nhân gì mà nó lại có cái tên nghe “nguy hiểm” đến như vậy. Có một giả thuyết cho rằng đó là do cái kìm ở đầu phía sau loài côn trùng này – nó còn được gọi là cerci, một thứ công cụ tương tự như vật được dùng để xuyên lỗ tai. Một giả thuyết khác là tên của loài này xuất phát từ “ear wing” (tai cánh) do có đôi cánh có hình dạng giống cái tai. Tuy nhiên đó chỉ là những giả thuyết và chúng ta không chắc chắn được cái nào là đúng.

Loài này không gây ra nguy hiểm với con người như lời đồn đại nhưng trong giới côn trùng, đây là một kẻ thù khá nguy hiểm. Sự ghê rợn nằm ở những chất hóa học được phun xịt từ bụng loài sinh vật này. Để thuận tiện, sâu tai cũng hướng phun xịt hóa chất về phía đôi càng của nó như một vũ khí bí mật.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?