Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Dùng hàng rào côn trùng tổ ong để đuổi voi khỏi làng mạc

Các hàng rào tổ ong

Khi nghiên cứu voi châu Phi, các nhà động vật học đã tìm ra được cách ngăn chặn những con vật khổng lồ này tấn công vào làng mạc ven rừng và phá hoại hoa màu. Đó là các hàng rào tổ ong, loài côn trùng voi rất sợ.

>> Loài rắn rất độc, rắn chuông đang giơ nanh để phun nọc

Người ta nghĩ nuôi ong chỉ để lấy mật, nhưng khó mà ghi hết được lợi ích của loài côn trùng này. Nếu kể thêm người ta thường chỉ nêu ong cho sáp, cho sữa ong chúa, cho phấn hoa, cho nọc, thụ phấn cho cây, thỉnh thoảng còn tạo cho một vài nhà sinh học điều kiện được giải Nobel. Tuy nhiên, gần đây, người ta phát hiện con vật nhỏ bé này đã bảo vệ một cách hữu hiệu các trang trại khỏi sự tấn công và phá hoại của đàn voi rừng.

Theo tờ Pravda của Nga, các chủ trang trại ở châu Phi đều nhất trí rằng những con voi đói là một tai hoạ chẳng khác gì thiên tai như giông bão hoặc nạn châu chấu đối với mùa màng. Voi châu Phi (Loxodonta africana), to hơn voi châu Á nhiều nên chúng cũng ăn nhiều hơn. Do vậy, tại châu Phi, trong các vườn quốc gia, nơi bảo tồn những con vật to lớn nhất trên lục địa này, thường xuyên xảy ra “chiến tranh” giữa voi và những người nông dân địa phương.

Loài động vật ăn cỏ khổng lồ 

Nguyên nhân “chiến tranh” là dễ hiểu. Có điều là, do gần đây, việc ngăn chặn nạn săn trộm rất có hiệu quả (các nhân viên bảo vệ vườn quốc gia có thể bắn chết tại chỗ những tên săn trộm) và được tạo mọi điều kiện thuận lợi, nên số lượng loài động vật ăn cỏ khổng lồ này lại tăng nhanh chóng. Lục địa đen lại không có những loài mãnh thú ăn thịt, thường được coi như tác nhân điều chỉnh số lượng voi (sư tử và báo chỉ dám tấn công những con voi con, nhưng cũng rất hiếm). Kết quả là số lượng voi trở nên quá đông đúc, ảnh hưởng xấu đến tình trạng của chính các khu vườn.

Bầy voi ấy nhanh chóng ngốn hết các những gì ăn được. Trong những ngày nóng bức, hàng đàn voi đông đúc đầm mình trong những vũng nước, sông hồ và bùn lầy. Trong rừng, nguồn thức ăn giảm sút và nguồn nước cũng cạn dần. Voi kéo nhau xuống vùng ven, trang trại, ruộng nương để kiếm ăn, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp. Dân địa phương tức giận, bắt đầu bắn voi nhưng họ bị bắt, bị tù vì họ chỉ được phép bắn khi chúng tấn công trực tiếp. Voi trở thành đại hoạ.

Voi quá khoẻ

Rất nhiều biện pháp đã được đưa ra, kể cả những biện pháp tốn kém như xây tường bêtông hoặc chăng hàng rào dây thép (đôi khi có truyền điện) nhưng voi quá khoẻ, da chúng lại quá dày không bị điện giật nên các biện pháp đều không có tác dụng.

Nhưng gần đây, người ta nghĩ ra cách ngăn chặn không để voi mò ra các trang trại, cánh đồng. Bốn năm trước, nhóm các nhà khoa học do Lucy King, Trường Đại học Oxford lãnh đạo, nhận thấy rằng voi châu Phi rất sợ ong mật (Apis millifera), nên nảy ra ý tưởng dùng loài côn trùng nhỏ bé này để chống lại nhưng con vật to lớn, mạnh khoẻ lại đang bị đói.

Vì sao voi lại sợ ong? Vì đàn ong hàng ngàn con khôn ngoan tấn công voi vào những nơi ít được bảo vệ nhất như mắt, lớp nhầy ở miệng, vòi và vành tai. Voi không thể phản công lại vì “kẻ địch” quá đông, vì quá chênh lệch về kích thước và sự di chuyển linh hoạt. Cho nên, trông thấy đàn ong, voi lập tức quay đầu bỏ chạy.

10 mét lại bố trí một tổ ong

Nhóm của tiến sĩ King đã thử nghiệm loại hàng rào họ thiết kế, cứ 10 mét lại bố trí một tổ ong. Họ đã thử nghiệm 1700 mét hàng rào, đặt tại 17 trang trại ở Bắc Kenia, nơi voi hay mò đến và tàn phá dữ dội nhất. Để làm đối chứng, các tác giả cũng làm những hàng rào bảo vệ bằng cành cây có gai nhọn và treo những chiếc chuông báo động để xua đuổi voi.

Kết quả thử nghiệm trong 2 năm cho thấy “hàng rào ong” bị voi tấn công 14 lần (toàn là những con voi còn nhỏ, đi đơn độc), nhưng chúng chạy khi gặp ong, 39 lần cả bầy voi kéo đến, trông thấy đàn ong bay ra, lập tức bỏ chạy. Còn “hàng rào gỗ có treo chuông” bị voi tàn phá nặng nề đến 31 lần, và chúng chỉ rút vào rừng khi đã no nê.

Như vậy, hàng rào ong có hiệu quả hơn nhiều. Kết quả thử nghiệm được công bố trên Tạp chí African Journal of Ecology. Các nhà khoa học cho rằng đây là phương pháp tốt, chấm dứt được cuộc “chiến tranh” với voi. Họ còn nói thêm, trong thời gian thử nghiệm các chủ trại thu hoạch thêm được 106 kg mật.

Rút cục, các chủ trại thì vẫn thoải mái mà voi thì vẫn nguyên vẹn.Vấn đề còn lại hiện nay là giải quyết tình trạng voi châu Phi lại quá nhiều, phải điều chỉnh số lượng. Trước mắt, có thể chuyển đén các vườn bách thú hoặc bán cho rạp xiếc.

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?