Diet con trung

TRÊN 10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC DIỆT CÔN TRÙNG

Xác định chất độc gây chảy máu không cầm

Ngày 11/12, Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Hemophilia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) cho biết, kết quả xét nghiệm do Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện. Như vậy, có thể khẳng định bệnh nhân chảy máu không cầm là do ngộ độc warfarin, còn từ nguồn ô nhiễm nào (thức ăn, nước uống, đất…) thì chưa xác định được. Độc tố có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường.

“Chúng tôi nghĩ nguy cơ cao nhất là từ nguồn nước uống. Thực tế ở khu vực Tân Yên, Bắc Giang nơi có 9 bệnh nhân, một số gia đình có sử dụng bả chuột. Rất nhiều loại thuốc diệt chuột trên thị trường có thành phần warfarin. Vì thế, không loại trừ khả năng chuột chết do ăn phải bả gây nhiễm độc nguồn nước. Chúng tôi đang chờ tiếp kết quả xét nghiệm mẫu nước, đất”, thạc sĩ Mai nói.

Các chuyên gia cũng đặt giả thiết bệnh nhân bị ngộ độc super warfarin - một chất có thời gian tác dụng kéo dài, sức mạnh gấp nhiều lần warfarin. Warfarin là thuốc kháng đông dùng cho các bệnh nhân tim mạch, những người có nguy cơ huyết khối cao. Nếu bệnh nhân bị ngộ độc loại thuốc diệt chuột này thì chỉ sau vài ba ngày là chất độc bị thải trừ hết. Trong khi các bệnh nhân nhập viện vừa qua có biểu hiện lặp đi lặp lại, liều điều trị cũng cao hơn liều thông thường được khuyến cáo. Điều đó đồng nghĩa chỉ đến khi độc chất được thải trừ hết thì bệnh nhân mới có thể dừng điều trị.

Thạc sĩ Mai khuyến cáo, để không có người nhiễm mới thì cần loại trừ được tác nhân gây bệnh. Khi chưa xác định được thì người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng bệnh; đồng thời sử dụng các loại thuốc diệt chuột đúng cách. Những người đã mắc bệnh thì cần tuân thủ điều trị để ngăn ngừa biến chứng. 

Từ tháng 11/2012 đến nay Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận khoảng 20 trường hợp có biểu hiện chảy máu bất thường như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng lâu không cầm. Bệnh nhận rải rác từ nhiều nơi: Hà Nội, Hòa Bình, Thái Nguyên... Đáng chú ý có 9 người cùng đến từ thị trấn Cao Thượng, Tân Yên, Bắc Giang; trẻ 13 tháng tuổi đang ăn dặm cũng mắc. 

 

Trụ sở chính

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    106 Đường ĐHT 39 - Trường Chinh
    P.Tân Hưng Thuận, Quận 12
    TP. Hồ Chí Minh
  •  (028) 668 57668 Fax: (028) 3719.3397
  •  [email protected]

Chi nhánh Hà Nội

  •  Công ty diệt côn trùng T&C
    Số 69, Phố Giáp Nhị
    P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
    Hà Nội
  •  0906 098 110
  •  [email protected]

NHÀ BÁN LẺ HÓA CHẤT

An toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi: Các trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất sử dụng đều được Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối với con người và vật nuôi.

Diệt côn trùng là gì?

Xung quanh nơi ta đang sinh sống có rất nhiều côn trùng. Vậy các bạn có bao giờ giành chút ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về nó - về cách sinh sống, cách hoạt động và cách tự bảo vệ bản thân nó thế nào không?